Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ
Monday, January 9, 2017
Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ
A.
Mục tiêu bài học
- Giúp HS:

+ Nâng cao những kĩ nawngtrong hoạt động giao
tiếp bằng ngôn ngữ ở cả hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản, trong đó có
kĩ năng sử dụng và lĩnh hội các phương tiện ngôn ngữ.
B. Trọng tâm kiến thức - kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm cơ bản về hoạt động gt bàng
ngôn ngữ, mục đích và phương tiện
- Hai quá
trình trong hoạt động gt bằng ngôn ngữ: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản
- Các nhân tố
giao tiếp
2 Kĩ năng
- Những kĩ
năng trong các hoạt động gt bằng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết.
C. Phương tiện
- SGK, SGV, giáo án và các tư liệu tham khảo khác.
- SGK, SGV, giáo án và các tư liệu tham khảo khác.
C.
Phương pháp
GV sử dụng
phối hợp các phương pháp, biện pháp quy nạp, tích hợp kiến thức bài trước, lấy
vd minh họa từ hoạt động giao tiếp hàng ngày.
D.
Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
* Lời
vào bài:
Trong cuộc
sống hằng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng phương tiện vô cùng quan
trọng, đó là ngôn ngữ. Không có ngôn ngữ thì không có kết quả của bất kì hoàn
cảnh giao tiếp nào. Bởi gt luôn phụ thuộc vaog hoàn cảnh và nhân vật gt. Để tìm
hiểu rõ hơn về vđ này, hnay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài “HĐGTBNN”.
Hoạt động của GV và HS
|
Tg
|
Nội dung cần đạt
|
- GV yêu cầu HS đọc các văn
bản vd trong sgk và trả lời câu hỏi:
(?) Hoạt động gt được
vb ghi lại diễn ra giữa các nhân vật gt nào? Hai bên có cương vị và quan hệ
với nhau ntn?
- HS đọc ngữ liệu.
- Trao đổi thảo luận,
trả lời câu hỏi trong sgk.
|
I.
Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
1. Tìm hiểu ngữ liệu
(SGK/14)
* Văn bản 1: Hội nghị Diên Hồng.
a. Nhân vật gt: vua nhà
Trần và các vị bô lão.
- Cương vị: vua là
người lãnh đạo tối cao của triều đình, là bề trên; các vị bô lão là đại diện
cho các tầng lớp nhân dân đời nhà Trần, là bề dưới.
|
|
(?) Trong HĐGT trên,
các NVGT lần lượt đổi vai cho nhau ntn? Người nói tiến hành các hoạt động cụ
thể nào, còn người nghe thực hiện các hoạt động tương ứng nào?
|
b. Trong HĐGT này, các
nhân vật lần lượt đổi vai cho nhau Š Qúa trình
gt:
- Lượt 1: vua Trần
nói Š các vị bô
lão nghe.
- Lượt 2: các bô lão
nói Š vua nghe.
- Lượt 3: vua hỏi Š các bô lão trả lời.
- Lượt 4: các bô
lão nói Š vua nghe.
º Khi người
nói/ viết tạo ra VB nhằm biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì
người nghe/ đọc tiến hành các hoạt động nghe/ đọc tương ứng để giải mã rồi
lĩnh hội nội dung đó. Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau Š Hoạt động gt có 2 quá
trình: tạo lập VB và lĩnh hội VB.
|
|
(?) HĐGT trên diễn ra
trong hoàn cảnh nào? (ở đâu? Vào lúc nào? Khi đó ở nước ta có sự kiện lịch sử
gì?)
- Trao đổi thảo luận,
trả lời
|
c. HĐGT đó diễn ra
trong hoàn cảnh sau:
-
Hoàn cảnh gt:
+ Địa điểm: Điện Diên
Hồng (trong hội nghị Diên Hồng).
+ Thời điểm: đất nước
đang có giặc ngoại xâm (Nguyên Mông) đe dọa (1257 + 1285 -> 1288). Š Quân dân nhà Trần
phải cùng bàn bạc để tìm ra sách lược đối phó.
|
|
(?) HĐGT hướng vào nội
dung gì?
- Trao đổi thảo luận,
trả lời
|
d. HĐGT đó hướng vào
nội dung:
-
NDGT:
thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe dọa và bàn bạc về
sách lược đối phó. Nhà vua nêu ra những nét cơ bản nhất về tình hình đất nước
và hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó. Các bô lão thể hiện quyết tâm đánh
giặc, đồng thanh nhất trí rằng “đánh” là sách lược hay nhất.
|
|
(?) Mục đích của cuộc
gt là gì? Cuộc gt đó có đạt được mục đích không?
- Trao đổi thảo luận,
trả lời
|
e. Mục đích giao tiếp:
- Bàn bạc để tìm ra và
thống nhất sách lược đối phó với quân giặc.
- Cuộc gt đó đã đi đến
sự thống nhất hành động, nghĩa là đã đạt được mục đích.
|
|
- GV yêu cầu Hs trên
cơ sở đã học bài TQVHVN, trả lời các câu hỏi trong SGK.
|
* Văn bản 2: Tổng
quan văn học VN.
a. Nhân vật giao tiếp
- Tác giả sgk ( Trần
Nho Thìn): người viết.
- Người đọc: HS lớp
10.
Š HĐGT diễn
ra giữa một bên là ng viết có tuổi tác, vốn sống, trình độ hiểu biết(VH) cao
hơn đang làm công tác nghiên cứu và giảng dạy VH với ng đọc là HS lớp 10, trẻ
tuổi hơn, có vốn sống và trình độ hiểu biết thấp hơn.
b. Hoàn cảnh giao tiếp
- HĐGT thông qua VB đó
được tiến hành trong hoàn cảnh giáo dục đào tạo, trong nhà trường phổ thông (
h. cảnh gt mang tính quy thức).
c.
Nội dung giao tiếp
- N.dung: thuộc lĩnh
vực VH, về vấn đề văn tổng quan VHVN.
- N.dung gt bao gồm
các v.đề cơ bản:
+ Các bộ phận hợp
thành của VHVN.
+ Quá trình phát triển
của VH viết VN.
+
Con người VN qua VH.
d. Mục đích giao
tiếp
-
Đối với ng viết: trình bày một cách khái quát nhất một số v.đề cơ bản về VHVN
cho HS lớp 10.
-
Đối với ng đọc: tiếp nhận, lĩnh hội những kiến thức cơ bản về VHVN trong tiến
trình lịch sử, đồng thời có thể rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức,
đánh giá các hiện tượng VH, kĩ năng xd và tạo lập VB.
e. phương tiện và
cách thức giao tiếp
-
Dùng một số lượng lớn các thuật ngữ VH.
-
Các câu văn mang đặc điểm của VBKH: cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, nhiều
vế nhưng mạch lạc, chặt chẽ.
-
Kết cấu của VB mạch lạc, chặt chẽ, rõ ràng: hệ thống các mục lớn nhỏ, có hệ
thống luận điểm, cùng các chữ số/ chữ cái để đánh dấu các đề mục.
|
|
-
GV khái quát, hệ thống hóa kiến
thức:
-
Nêu CH hướng dẫn HS khái quát kiến thức.
(?) Thế nào là
HĐGT bằng ngôn ngữ?
(?) Các quá trình
của HĐGT?
(?) Các nhân tố
của HĐGT?
-
HS trao đổi thảo luận, trả lời
GV Tổng kết, chốt kiến thức.
|
.
|
2. Nhận xét, rút ra
kết luận
- HĐGT là hoạt động
trao đổi thông tin của con người trong Xh, được tiến hành chủ yếu bằng phương
tiện ngôn ngữ (dạng nói/viết) nhằm thực hiện những mục đích nhận thức, về
tình cảm, về hành động,...
- Các quá trình của
HĐGT: có 2 quá trình - tạo lập Vb và lĩnh hội Vb. Š Hai quá
trình đó có mqh tương tác với nhau.
- Các nhân tố gt bao
gồm:
+ Nhân vật gt.
+ Hoàn cảnh gt.
+ Nội dung gt.
+ Mục đích gt.
+ Phương tiện và cách
thức gt.
|
- GV hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập: đoạn hội thoại
giữa ng mua và ng bán hàng ở ngoài chợ.
- HS tự làm, phát biểu
cá nhân.
|
3. Luyện tập
-
Gợi ý:
+ NVGT: người mua và
người bán.
+ HCGT: ở chợ, lúc chợ
đang họp.
+ NDGT: trao đổi, thảo
luận về hàng hóa, chủng loại, số lượng, giá cả.
+ PT và cách thức gt:
ngôn ngữ là chủ yếu, ngoài ra có sự hỗ trợ của cử chỉ kèm lời; gt trực tiếp.
|
4. củng
cố:
5. Dặn
dò: yêu cầu HS:
+ Học bài.
+ Hoàn thiện
bài tập.
+ Chuẩn bị
bài “Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam”.
6. Rút
kinh nghiệm:
Bài liên quan
- CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
- HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
- THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
- LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN BẢN THUYẾT MINH
- THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH
- Tổng Quan Văn Học Việt Nam
- TỰA "TRÍCH DIỄM THI TẬP"
- Tổng Quan Văn Học Việt Nam (tiếp theo)
- PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam
- HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
- ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Comments[ 0 ]
Post a Comment