THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ
Saturday, December 10, 2016
THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ
HOÁN DỤ
Giúp HS:
- Ôn luyện củng cố và nâng cao
kiến thức cơ bản về hai phép tu từ: ẩn dụ và hoán dụ.
- Có kĩ năng nhận diện, phân tích
và cảm thụ hai phép tu từ này trong văn bản.
- Bước đầu có thể sử dụng ẩn dụ,
hoán dụ phù hợp
với ngữ cảnh để mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định.
với ngữ cảnh để mang lại hiệu quả giao tiếp nhất định.
B. Trọng
tâm kiến thức - kĩ năng
1. Về kiến thức:
- Khái niệm cơ bản về từng phép
tu từ: ẩn dụ, hoán dụ.
- Tác dụng của từng phép tu từ
nói trên trong ngữ cảnh giao tiếp.
2. Về kĩ năng;
- Nhận diện đúng hai phép tu từ
trong văn bản.
- Phân tích được cách thức cấu
tạo của hai phép tu từ (quan hệ tương đồng hoặc tương cận).
- Cảm nhận và phân tích được giá
trị nghệ thuật của hai phép tu từ.
- Bước đầu biết sử dụng ẩn dụ và
hoán dụ trong những ngữ cảnh cần thiết.
C. Phương
tiện dạy học
- SGK, SGV, Giáo án + TLTK khác.
D. Phương
pháp dạy học
- Gợi dẫn, thực hành luyện tập,
TĐTL, tích hợp KT Ngữ văn THCS.
E. Tiến
trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Ở lớp 6 các em đã học các phép tu từ.
Vậy thế nào là ẩn dụ. Có mấy kiểu ẩn dụ?
3.
Bài mới:
Hoạt
động của GV và HS
|
TG
|
Nội dung cần đạt
|
|||||||||
Hoạt động 1: Hd HS thực
hành luyện tập về Ẩn dụ.
|
I. Ẩn dụ:
|
||||||||||
1. Ngữ liệu: SGk/135
|
|||||||||||
(1). .Thuyền về có nhớ
bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
|
|||||||||||
(2 Trăm năm đành lỗi hẹn
hò
Cây đa bến cũ, con đò khác đưa
|
|||||||||||
(?) Những sự vật nào được
nói đến trong hai câu ca dao trên?
HS: nhận xét?
|
2. Nhận xét:
- Những sự vật được nói đến : thuyền, bến, cây đa, con đò
|
||||||||||
(?)
Những sự vật ấy ngoài nghĩa thực nó còn mang nội dung ý nghĩa nào khác k?
HS: TĐTL&
TL
|
- Hai cặp tín hiệu (Thuyền- bến, cây đa-con đò) đều biểu hiện
sự gắn bó khăng khít. Từ đó gợi lên tình cảm gắn bó giữa những con người
thương yêu nhau, nhưng cũng có lúc xa nhau
|
||||||||||
(?)
Vì sao có sự liên tưởng ấy?
|
->Có những nét tương đồng giống nhau
Thuyền, con đò: là ~ sự vật luôn di chuyển so sánh ngầm( Người con
trai)
Bến, cây đa bến cũ là những sự vật cố định so sánh ngầm ( Người con
gái)
-> Vì thế câu 1: thể hiện tấm lòng chung thủy. Còn câu 2 là tâm
trạng tiếc nuối cho mối tình " lỗi hẹn"
|
||||||||||
(?) Hai câu ca
dao trên đã sử dụng bp tu từ ẩn dụ? Làm thế nào để xác định đó là ẩn dụ?
HS: nêu khái
niệm.
|
3.Kết luận: Dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa các sự vật
hiện tượng
|
||||||||||
GV:
Gọi
hs đọc 5 đoạn trích trong SGK/136
(?) Tìm và phân
tích các ẩn dụ tu từ trong đó ?
|
4. Thực hành:
a.Tìm và phân tích phép ẩn dụ sau
(1)Lửa lựu-hoa lựu đỏ như lửa. để miêu tả cảnh sắc mùa hè sinh động
đầy màu sắc
(2) ( Văn nghệ) ngòn ngọt, (tình cảm)gầy gò- ẩn dụ hình tượng
chỉ văn nghệ không có sức sống không có tính chiến đấu, tình cảm yếu đuối uỷ
mị
(3) giọt( tiếng chim) - ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: từ thính giác sang
thị giác và xúc giác
b.
quan sát sự vật xung quang để xây dựng ẩn dụ đưa vào câu văn
|
||||||||||
GV:
hướng dẫn
Trước hết cần so sánh hai sự vật để tìm ra sự giống nhau, sau đó dùng
tên sự vật này để biểu hiện sự vật khác
HS: viết khoảng 5
ph.
GV: đọc -nhận xét - sửa
|
|||||||||||
Hoạt động 2: Hd HS thực hành luyện tập về Hoán dụ
|
II. Hoán dụ:
1.
Ngữ liệu:
(1). Đầu xanh đã tội tình gì
Má hồng đén quá nửa thì chưa
thôi
(2) áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành
đứng lên
|
||||||||||
(?) Dùng ~ cụm từ “đầu xanh”, “má hồng” Nhà thơ muốn
nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong TK?
HS: TĐTL &TL
|
2. Nhận xét:
- Đầu xanh-
chỉ người trẻ tuổi
- Má hồng -Chỉ
người con gái đẹp, chỉ Thuý Kiều
|
||||||||||
(?) Cũng như vậy, dùng ~ cụm từ “áo nâu”, “áo xanh”, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội?
HS: TĐTL
&TL.
->
GV:
Việc đổi tên gọi như vậy gọi là
biện pháp tu từ hoán dụ.
|
- áo nâu: chỉ
người nông dân
- áo xanh: Chỉ
người công nhân
|
||||||||||
(?) Vậy
làm thế nào đẻ hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối
tượng đó?
|
-> Để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ đã thay đổi tên gọi của
đối tượng ấy, phải xác định được mối quan hệ gần gũi, tương cận gữa các đối
tượng
|
||||||||||
(?) Lấy ví dụ
về hoán dụ?
Vậy muốn xác định hoán dụ dựa vào đâu?
HS: lấy VD, NX
|
3.Kết luận:
- Dựa trên mối quan hệ gần gũi, tương cận gữa các đối tượng
|
||||||||||
(?) Phân tích
các ẩn dụ và hoán dụ?
HS: phân tích vd
GV: gợi ý hướng dẫn
|
4. Thực hành:
a.
Tìm và phân tích ẩn dụ và hoàn dụ trong câu ca dao sau:
"Thôn Doài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?
+ Hoán dụ: Thôn Đoài
và Thôn Đông:hoán dụ lấy nơi ở để chỉ con người
+ ẩn dụ: Cau và trầu không:
Là những ẩn dụ chỉ những con người có tình cảm thắm thiết
b.Viết một đoạn văn về một sự
vật, nhận vật có sử dụng hoán dụ
|
||||||||||
Hoạt động 3: Hd HS làm bài tập
luyện tập
(?) Tìm và phân tích biện pháp tu
từ ẩn dụ và hoán dụ được sử dụng trong các câu?
HS: phân tích VD
(?) Ẩn dụ và hoán dụ có gì
giống và khác nhau?
HS: phân biệt
|
III. Luyện Tập
Bài 1: Tìm và phân tích các biện pháp
tu từ trong các câu sau
" Ngày ngày mặt trời đi
qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng
rất đỏ"
"áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm
nay"
Bài 2: Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
|
F. Củng cố:
- Đặc điểm và tác dụng của
ẩn dụ và HD.
- Cách phát hiện , giải
thích AAD, HD.
G. Dặn dò:
- Hoàn thiện các bài tập
còn lại
- xem lại bài, nắm kỹ
năng nhận diện và phân tích hai biện pháp tu từ vùă học.
- Soạn bài: “HHL tống MH chiQuảng Lăng”
H. Rút kinh nghiệm:
Bài liên quan
- HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
- ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
- Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ (tiếp theo)
- Tác Gia Nguyễn Trãi
- Văn Bản
- BÀI VIẾT SỐ 5: Văn thuyết minh
- Truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy
- Chiến Thắng Mtao Mxây
- CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
- Văn Bản (tiếp)
- Lập Dàn Ý Bài Văn Tự Sự
- Viết Bài Làm Văn số 1
Comments[ 0 ]
Post a Comment