CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
Tuesday, January 17, 2017
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
( Trích
truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ)
I.Mục tiêu bài học.
Giúp HS:
- Kiến thức:
+
Nắm được một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì
+
Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường, trọng công lí, chính nghĩa và tinh thần thần dân tộc của nhân
vật Ngô Tử Văn.
+ Thấy được cách kể chuyện sinh động
hấp dẫn, giầu kịch tính của tác giả
- Kĩ năng:
+ Đọc, tóm tắt được một tác phẩm
tự sự
+ Phân tích nhân vật trong truyện
truyền kì
II. Chuẩn
bị bài học.
1. Giáo viên:
-
Phương pháp dạy học: Sử dụng kết hợp các pp: Đọc sáng tạo, gợi tìm, TĐTL, phát
vấn, giảng bình tích hợp kt.
- Phương tiện: SGK, SGV, TLTK, thiết bị hỗ trợ giảng dạy
2. Học sinh:Vở soạn, SGk, vở ghi
III. Tiến
trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Khi kể về Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả đưa ra
mấy chi tiết? Qua các chi tiết đó cho em
biết được những phảm chất gì của nhân vật
3. Bài mới:
* Lời vào bài:
Trong chương trình THCS , chúng
ta đa được làm quen với một truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Dữ -Chuyện người
con gái Nam Xươngvới chủ đề ca ngợi và cảm thông với những người phụ nữ
hiền thục, bất hạnh . Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu tiếp một chủ đề nữa trong
các sáng tác của Ng Dữ , đó là ca ngợi những nho sĩ trí thức khẳng khái chính
trực vì nghĩa lớn chống gian tà qua tác
phẩm...
Hoạt
động của GV và HS
|
TG
|
Nội dung cần đạt
|
Hoạt
động 1: Hd HS tìm hiểu TD
|
I. Tìm hiểu chung
|
|
GV: gọi hs đọc phần tiểu dẫn
|
1. Tác giả:
|
|
( ?) Nêu một vài nét về tác giả ?
HS : dựa vào td
TLCH
|
- Ng Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI , người xã Đỗ
Tùng, huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương
|
|
(?) Thế nào là
thể văn truyền kì?
HS: TLCH
|
- Xuất thân trong một gia đình khoa bảng , Ng Dữ
từng đi thi và ra làm quan nhưng sau thì lui vầ ở ẩn , ông để lại cho đời
kiệt tác Truyền kì mạn lục
|
|
2. Thể loại:
|
||
- Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại .
-> Truyền kì phản ánh hiện thực bằng cách đan xen
những yếu tố thực và yếu tố kì ảo hoang đường. Thông qua các yếu tố kì ảo ấy,
người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của cuộc sống cúng như thái độ
của nhà văn trước hiện thực ấy
|
||
3. Tác phẩm Truyền kì mạn
lục
|
||
( ?) E
biết được những gì về tác phẩm TKNL?
HS : TĐTL
& TL
|
- Tập truyện được viết bằng chữ Hán, ra đời vào thế kỉ XVI
- Bao gồm 20 truyện được viết bằng văn phong chau chuốt , đứng đầu
trong thể loại truyền kì
- Nguyễn Dữ là gười đầu tiên ở nước ta dùng thuật
ngữ " truyền kì'
|
|
GV:
Gọi hs đọc, Tóm tắt vb
|
4. Đoạn trích: Chuyện
chức phán sự đền TV
a. Tóm tắt
|
|
( ?) Qua
phần đọc và tóm tắt. Hãy xác định bố
cục?
HS: xác định
|
b. Bố cục: 4 phần
Phần 1: " Ngô Tử Văn...k cần gì cả": giới thiệu nhân vật, hành động
Phần 2: " Đốt đền xong...Khó lòng thoát nạn": Cuộc gặp gỡ của Tử Văn với tên giặc họ Thôi
giả dạng cư sĩ và vị Thổ Công
Phần 3: " Tử Văn vâng lời...K bệnh mà mất": Cuộc đấu tranh giành công lí ở âm cung
Phần 4: Còn lại
: Ngô Tử Văn Nhậm chức phán sự
ở đền Tản Viên
|
|
Hoạt động 2: Hd HS đọc hiểu vb
|
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
|
|
(?) Phần 1 có
nội dung gì?
HS: phát hiện, TL
|
a. Đoạn1: Giới
thiệu nhân vật Ngô Tử Văn
|
|
(?) Tác giả đã
giới thiệu nhân vật chính ntn?
(?) E có nhận xét gì về cách giới thiệu đó?
HS: TĐTL & TLCH |
- Tử Văn được giới thiệu trực tiếp ngắn gọn tên quê quán cụ thể
-> Giới thiệu theo công thức truyền thống của văn học trung đại
|
|
(?) NTV còn
được giới thiệu là người có tính cách ntn?
HS: phát hiện
|
+ Tính cách: Khẳng khái, nóng nẩy thấy sự gian tà
thì k chịu được - Là ng cương trực
|
|
(?) Trong phần này, hành động nào chứng tỏ tính cách âý?
HS: TĐTL & TLCH
|
+ Hành động : đốt đền
|
|
(?) Vì sao có hành động ấy?
Vậy
hành động ấy chứng tỏ điều gì?
HS: TĐTL & TLCH
(Hết tiết 68, chuyển tiết 69)
![]() |
+ Tức giận trước việc " hưng yêu tác quái" của tên hung
thần
-> Lòng dũng cảm cương trực của một con người vì
dân vì nước ( Tiêu diệt hồn tên tướng giặc;lúc sống hại dân ta, lúc chết cũng
hại dân)
|
|
(?) Đoạn 2 có nội dung gì?
HS: TĐTL & TLCH
|
b. Đoạn 2: Cuộc gặp gỡ của Tử Văn với tên giặc họ Thôi giả dạng cư
sĩ và vị Thổ Công
|
|
(?) Trong đoạn 2 có các sự kiện gì?
HS: phát biểu
(?) Trước những lời đe doạ
của tên hung thần, Tử Văn có thái độ ntn?
HS: TĐTL & TLCH
(?) Chi tiết này nói nên
điều gì?
HS: TLCH
|
sự kiện:
+ Tên yêu quái đến đòi Tử Văn xây lại đến cho hắn , nếu không sẽ đưa
xuống âm ti
->
Thái độ : Vẫn ngồi ngất ngưởng
tự nhiên
+ Thổ thần đến cám ơn cho Tử Văn và bày cho chàng cách đốiphó
Những người cương trực thảng thắn vì nghĩa lớn
thường được giúp đỡ
|
|
(?) E có nhận xét gì về các
chi tiết sự kiện trong đoạn 2?
HS: nhận xét, đánh giá
|
Sự xuất hiện của hồn ma viên
Bách hộ, thổ công. , sự qua lại gặp gỡ giữa người và thần
-> Sử dụng các yếu tố kì ảo
|
|
(?) Nội dung của đoạn 3 là
gì?
HS: TLCH
|
c. Đoạn 3: Cuộc đấu tranh giành công lí ở âm cung
|
|
(?) Tại sao lại có vụ xử
kiện nơi âm phủ?
HS: TĐTL & TLCH
|
+ Vì: hồn tên tướng giặc kiện NTV đốt đền
|
|
(?) Thái độ của
NTV ra sao trước vụ kiện đó? Kết quả ra sao?
HS: nhận xét
|
-> Thái độ của NTV: cứng cỏi và bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền
lực
|
|
Kết quả:
Bằng chính nghĩa và sự cương trực đấu tranh cho chính nghĩa cuối cùng Ngô Tử
Văn đã chiến thắng
- Diệt trừ tai hoạ do sự " hung yêu tác quái' đem lại an lành
cho nhân dân
- Diệt trừ tận gốc các thế lực xâm lược tàn ác, làm
sáng tỏ nối oan ức phục hồi danh vị cgho thổ công đất Vịêt
|
||
(?) Kết quả đó
nói lên điều gì?
HS: TĐTL & TLCH
|
-> Khẳng định niềm tin chính
nhất định thắng tà
-> Qua
nhân vật NTV truyện còn thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ thể hiện lòng tự
hào của kẻ sĩ nước Việt bất khuất chính trực
|
|
(?) Thông qua
vụ kiện, tác giả muốn hướng tới những đối tượng phê phán nào?
(?)
E có nhận xét gì về các yếu tố này?
Hs: nhận xét
|
+ Đối tượng phê phán:
-Hồn tên tướng giặc xâm lược
(sống cũng như chết đều giữ một bản chất tham lam hung ác),-> sẽ bị
trừng trị
- Thánh thần quan lại ở cõi âm
-> Là những yếu tố
kì ảo
|
|
(?) Đằng sau các chi tiết kì ảo , chúng ta vẫn nhận
ra cốt lõi của hiện thực đó là gì? Đó là những thói xấu gì?
HS: Phát biểu- tìm chi tiết chứng minh
GV: cho hs thảo luận câu
hỏi 2
HS: Thảo luận
|
* Cốt lõi hiện thực: Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm
chính là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó có những
thói xấu mà tác giả đã đề cập đến:
-Thói nhiễu sách dân lành
- Nạn Tham nhũng hối lộ
-Nạn cậy quyên ức hiếp người khác
- Nạn tắc trách, cẩu thả trong công việc của những
kẻ quyền thế
|
|
(?) Qua vụ xử
kiện, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì?
|
-> Hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác. Chỉ
có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thằng cho chính nghĩa
|
|
d. Đoạn 4: Ngô
Tử Văn Nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên
|
||
(?) Chức phán
sự là chức quan gì?
HS: TĐTL & TLCH
|
- Phán sự : chức quan xem xét các vụ kiện tụng -giúp việc cho người xử án.- Đó
là chức quan thực hiện công lí
|
|
(?) Vì sao Ngô Tử Văn lại dược nhâm chức quan này?
HS: TĐTL & TLCH
|
- Vì chàng dũng cảm bảo vệ công lí và chính nghĩa
|
|
(?). Việc nhậm chức Phán sự ở đền Tản viên của NTV có ý
nghĩa gì?
HS: TĐTL & TLCH
|
* ý nghĩa:
- Là sự thưởng công xứng đáng cho những người chính trực dũng cảm
- Khích lệ mọi người dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác
-Sự bất tử hoá khát vọng chính nghĩa , công lí của con người
-Kiểu kết thúc có hậu của Truyện truyền kì
|
|
(?) Lời bình ở
cuối truyện cho biết quan điểm của tác giả về kẻ sĩ ntn?
HS: TĐTL & TLCH
|
- Quan điểm của tác giả về kẻ sĩ:
Kẻ sĩ cần cứng cỏi cương trực , có dũng khí. Hãy
dũng cảm chống lại cái ác , cái xấu để bảo vệ công lí
|
|
(?) Theo em,
ngày nay kiểu nhân vật như Tử Văn có cần thiết trong đời sống của chúng ta k?
HS: TĐTL &
PB, lí giải
GV: Kqkt:
Như vậy, bằng chính nghĩa và sự dũng cảm đấu tranh
cho chính nghĩa, nhân vật NTV đã chiến thắng: diệt trừ tai họa do sự hưng yêu
tác quái của hung thần, đem lại cs an
lành cho nhân dân; diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi
oan ức, phục hồi danh vị cho thổ công nước Việt; trở thành người đảm nhiệm
trọng trách, giữ gìn công lí - hay là biểu tượng của công lí, chính nghĩa
được bất tử hóa.
|
||
GV dẫn dắt: Đằc
điểm của truyện truyền kì là dùng các chi tiết kì ảo làm phương thức phản ánh
hiện thực.
(?) Hãy chỉ ra các biểu hiện về
cái kì ảo trong truyện và nêu ý nghĩa
của các chi tiết đó?
HS: phát hiện đánh giá
(?) Qua phân
tích, em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
HS: Nhận xét
|
2. Nghệ thuật kể chuyện
- Truyện có sự tham gia của nhiều yếu
tố kì ảo- thực ảo đan xen:
+ Nhân vật thần linh (hồn ma, thổ công,
Diêm Vương, quỷ dạ xoa,..)
+ Sự tương ggiao giữa ngườ và thần ( qua
lại, gặp gỡ chuyện trò, tâu trình, hóa thần,..)
- Tuy nhiên đằng sau các yếu tố kì ảo ta
vẫn nhận bóng dáng cốt lõi hiện thực chi phối.
-> Làm cho câu chuyện truyền kì càng
thêm hấp dẫn. Kì ảo chỉ là phương thức đặc biệt để chuyên chở nội dung và cảm
hứng hiện thực.
- Truyện được xây dựng đầy kịch tính với kết cấu
chặt chẽ lô gíc
|
|
(?) Kết cấu
chặt chẽ đầy kịch tính của cốt truyện được thể hiện tn?
|
+ Chi tiết mở đầu gây sự chú ý, hồi hộp
+ Câu chuyện được thắt nút dần, xung đột đi đến căng thẳng
+ Câu chuyện được mở nút
|
|
(?) Kết cấu đó
có tác dụng gì?
HS: TĐTL & TLCH
|
-> Thu hút người đọc và lôi cuốn người đọc cùng
chia sẻ với tình cảm , quan điểm của người viết
|
|
III. Tổng kết
|
||
(?) Phát biểu
chủ đề của truyện?
(Chỉ
ra ý nghĩa tình cảm thái độ của tác giả)
HS: phát biểu
|
1. Chủ đề;
- Truyện có nhiều ý nghĩa nhưng chủ yếu nhất là nhằm
đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, đại biểu cho ngời trí thức nước Việt giàu tinh
thần dân tộc , chuộng chính nghãi, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống
cái ác trừ hại cho dân
|
|
GV:
Khái quát về nội dung và nghệ thuật
HS đọc ghi nhớ
|
2. Ghi nhớ: sgk/61
|
|
GV:
gợi ý
Nếu có thể được đề nghi bỏ câu:" Nếu trùng trình độ nửa tháng có
người khác thay mất"
(-> làm giảm đi vẻ đẹp của Tử Văn khi nhậm chức )
|
IV. Luyện Tập:
1. Bài 1:
- Tử Văn sống lâu trăm tuổi , khi mất được thánh Tản Viên mời về nhậm
chức phán sự
Tử Văn từ chối không nhậnPhán sự ở đền TV, ông muốn
chức quan phán sự ngay trong cuộc đời thực
|
|
HS Tóm tắt
|
2. Bài 2: Tóm tắt truyện
|
F. Củng cố:
-
Giá trị nội dung và NT của tp
G. Dặn dò:
- Học bài + Hoàn thiện nốt các bài tập còn lại
- Soạn chuẩn bị bài LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- BTVN: Viết đoạn văn thuyết minh về ngôi trường của em
Bài liên quan
- Tổng Quan Văn Học Việt Nam
- TỰA "TRÍCH DIỄM THI TẬP"
- Tổng Quan Văn Học Việt Nam (tiếp theo)
- Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ
- PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam
- HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
- ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
- Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ (tiếp theo)
- Tác Gia Nguyễn Trãi
- Văn Bản
- BÀI VIẾT SỐ 5: Văn thuyết minh
Comments[ 0 ]
Post a Comment