Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam
Sunday, January 8, 2017
Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam
A.
Mục tiêu bài học
- Giúp HS:
+ Biết yêu
mến, trân trọng, giữ gìn, phát huy VHDG
B.
Trọng tâm kiến thức- kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm
VHDG; các đặc trưng cơ bản của VHDG; những thể loại chính của VHDG; và những
giá trị
chủ yếu của VHDG.
chủ yếu của VHDG.
2. Kĩ năng
- Nhận thức
khái quát về VHDG và có cái nhìn tổng quát về VHDG VN.
C.
Phương tiện
- SGK, SGV,
G.án, và các tư liệu tham khảo khác về VHDG.
D.
Phương pháp
- GV sử dụng
kết hợp các phương pháp: diễn giảng, phát vấn, gợi mở dẫn dắt bằng hệ thống câu
hỏi, tích hợp với bài TQVHVN và chương trình Ngữ văn THCS.
E.
Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
|
Tg
|
Nội dung cần đạt
|
- GV yêu cầu HS đọc 3 dòng đầu tiên của Vb và trả lời câu hỏi:
(?) Nêu ĐN về VHDG. (
VHDG là gì? Ai là tác giả? Mục đích sáng tác?).
- HS đọc sgk, dựa vào
sgk trả lời
|
I. Thế nào là VHDG?
-
VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng sản phẩm của quá trình
sáng tác tập thể nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác
nhau trong cộng đồng.
-
VHDGVN là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng của ng bình dân VN
nhằm mục đích phục trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống
cộng đồng người Việt.
|
|
-
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc trưng
của VHDG:
-
Yêu cầu HS đọc sgk và trả lời CH:
(?) Em hiểu thế
nào là tác phẩm ngôn từ NT? Cho vd.
-
HS đọc sgk, trao đổi thảo luận, trả lời CH.
-
Tự lấy thêm vd minh họa.
-
GV
gợi dẫn:
- VD1: P.tích câu ca
dao:
“Đường
vô xứ nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”
Š Hình ảnh thơ? Cảm xúc? Bút pháp NT?
-
VD2: Truyện cổ tích thần
kì: bút pháp NT? Cốt truyện? Chi tiết?...
-
GV hỏi tiếp:
(?) Tại sao nói
VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng?
-
GV bổ xung mở rộng:
VHDG
được truyền miệng từ ng này sang ng khác, từ địa phương này sang địa phương
khác qua nhiều thế hệ. Và nó vẫn tồn tại ngay cả khi tp VHDG được ghi lại.
|
II. Đặc trưng của văn học dân gian
1. VHDG là những
tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)
-
VHDG là những tác phẩm NT ngôn từ - có nghĩa là những tác phẩm được xây dựng
bằng ngôn từ nghệ thuật.
-
VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng:
Š Đây là điểm khác biệt giữa VHDG và VH viết.
+
Truyền miệng: đó là sự ghi nhớ theo
kiểu nhập tâm và và phổ biến bằng lời nói hoặc trình diễn cho ng khác nghe
hoặc xem.
+ Truyền miệng theo
k.gian, t.gian.
- Quá trình truyền
miệng được thực hiện thông qua diễn xướng dân gian. Các hình thwcsdieenx
xướng dân gian như: nói, kể, hát, diễn tp VHDG.
|
|
- GV yêu cầu HS đọc sgk và
trả lời CH:
(?) Em hiểu thế nào về
tính tập thể? Quá trình sáng tác tập thể diễn ra ntn?
|
2. VHDG là sản phẩm
của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
- Tập thể sáng tác - là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia
sáng tác.
- Cơ chế của sáng tác tập thể: lúc đầu 1 ng khởi xướng, tp hình
thành và được tập thể tiếp nhận; sau đó những ng khác (có thể thuộc những địa
phương khác nhau) tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tp biến đổi dần
- thường là theo hướng tích cực, tp được làm phong phú hơn, hoàn thiện hơn cả
về nội dung và NT.
Š VHDG dần
dần đã trở thành tài sản chung của tập thể.
|
|
- GV nêu CH:
(?) Vai trò của 2 đặc
trưng cơ bản của VHDG trong quá trình sáng tác VHDG và các sinh hoạt khác
nhau trong đời sống cộng đồng?
- HS trao đổi thảo
luận, trả lời
|
3. Kết luận chung
- Tính truyền miệng và
tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối xuyên suốt quá trình sáng tạo
và lưu truyền tp VHDG thể hiện sự gắn bó mật thiết của VHDG với các sinh hoạt
khác nhau trong đời sống cộng đồng.
|
|
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các thể loại VHDG:
- Yêu cầu HS đọc SGK
và nắm được các thể loại VHDG.
- HS đọc SGK, kể tên
các thể loại, phân biệt sự khác nhau giữa các thể loại.
|
III.
Hệ thống thể loại của VHDG
12 thể loại: SGK/17 -
18.
|
|
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những giá trị cơ bản của VHDG:
(?) Tại sao nói VHDG
là kho tri thức phong phú của nhân loại?
(?) Tri thức của VHDG
thuộc những lĩnh vực nào? Phân loại.
(?) Tri thức VHDG thể
hiện trình độ nhận thức của ai?
- HS đọc SGK, trả lời
|
IV.
Những giá trị cơ bản của VHDG
1. VHDG là kho tri
thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- Tri thức trong VHDG
thuộc đủ mọi lĩnh vực của đời sống: TN, XH, và con người.
+ Tri thức dân gian
phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết lại từ thực tiễn
và được trình bày bằng ngôn từ nghệ thuật. Š Dễ nghe,
dễ đọc, dễ phổ biến, có sức sống lâu bền.
+ Tri thức dân gian
thể hiện trình độ nhận thức và quan điểm tư tưởng của nhân dân lđ nên thường
khác biệt, thậm chí là đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị cùng
thời.
|
- GV nêu CH:
(?) Tính giáo dục của
VHDG thể hiện ntn? Giải thích và cho vd.
- HS dựa vào SGK, trao đổi thảo luận, trả lời
|
2. VHDG có giá trị
giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
- VHDG giáo dục con
người:
+ Tinh thần nhân đạo
và lạc quan; luôn tôn vinh giá trị con người; tình thương yêu đối với đồng
loại; là tinh thần đấu tranh ko mệt mỏi để bảo vệ và giải phóng con người
khỏi những cảnh bất công, là niềm tin bất diệt vào chính nghĩa,...
+ Góp phần hình thành
những phẩm chất tốt đẹp ...(lòng yêu nước, tinh thần bất khuất, đức kiên
trung, vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn, ...).
|
|
- GV giảng giải, lấy vd minh họa.
- GV h.dẫn HS tổng kết
ndung bài học.
+ Gọi HS đọc ghi nhớ.
+ HD HS làm bài tập
luyện tập
- HS lắng nghe, ghi
chép, lấy thêm vd.
|
3. VHDG có giá trị
thẩm mỹ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho VH dân tộc.
- Nhiều tác phẩm đã
trở thành mẫu mực để chúng ta học tập.
- Nguồn nuôi dưỡng, cơ
sở của VH viết. Š Cùng với
VH viết làm cho nền VHVN phát triển phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân
tộc.
|
4.
Củng cố
- Phần ghi
nhớ /sgk
5.
Dặn dò:
- Yêu cầu HS
về học bài.
- Hoàn thành
BT.
6. Rút
kinh nghiệm:
Bài liên quan
- TỰA "TRÍCH DIỄM THI TẬP"
- Tổng Quan Văn Học Việt Nam (tiếp theo)
- Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ
- PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
- ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
- Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ (tiếp theo)
- Tác Gia Nguyễn Trãi
- Văn Bản
- BÀI VIẾT SỐ 5: Văn thuyết minh
- Truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy
- Chiến Thắng Mtao Mxây
Comments[ 0 ]
Post a Comment