Tổng Quan Văn Học Việt Nam
Wednesday, January 11, 2017
Tổng
Quan Văn Học Việt Nam
A. Mục tiêu bài học
- Thấy được
hai bộ phận hợp thành của VHVN: VHDG và VH viết
-Nắm được một
cách khái quát tiến trình phát triển của VH viết.
- Hiểu được
những nội dung thể hiện con người VN trong
VH
B Trọng tâm KT- KN
1. Kiến thức
- Những bộ
phận hợp thành, tiến trình phát triển của VHVN và tư tưởng, tình cảm của con
người VN trong VH
người VN trong VH
2. Kĩ năng
- Nhận diện
được nền VH dân tộc, nêu được các thời kì lớn, các giai đoạn cụ thể trong các
thời kì phát triển VH dân tộc.
C. Phương pháp
- Giáo viên
sử dụng kết hợp các phương pháp diễn dịch, quy nạp, phát vấn gợi mở dẫn dắt học
sinh bằng hệ thống câu hỏi. Tích hợp kiến thức Tiến Việt, kiến thức lịch sử,
Ngữ văn THCS.
D. Phương tiện
E. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ
chức lớp
2. Kiểm Tra
bài cũ
3. Dạy học
bài mới
* Lời vào
bài:
Lịch sử văn
học của bất kì dân tộc nào cũng đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. VHVN
cũng vậy. Vậy quá trình vận động và phát triển của văn học VN như thế nào? VHVN
có những đặc điểm gì về nội dung và nghệ thuật? Giờ học ngày hôm nay chúng ta
sẽ được tìm hiểu qua bài “TQVHVN”.
Hoạt động của GV và HS
|
Tg
|
Nội dung cần đạt
|
- GV thuyết giảng: Tổng quan là cáh nhìn nhận, đánh giá một
cách khái quát nhất những nét lớn của VHVN.
(?) Bài tổng quan VHVN
được tổ chức thành những thành phần chính ntn?
- HS đọc SGK, trả lời
câu hỏi.
|
- TQVHVN:
+ Các bộ phận hợp
thành của VHVN.
+ Hai thời đại lớn của
VHVN.
+ Con người VN qua văn
học.
|
|
-
GV nêu câu hỏi:
(?) VHVN gồm mấy bộ
phận lớn?
(?)
Em hiểu thế nào là VHDG?
-
HS dựa vào SGK trả lời.
- GV giải thích thêm:
VHDG
là sản phẩm được sáng tác tập thể, của chung cả một cộng đồng nhân dan lao
động, ko là của riêng một cá nhân nào. Khi VHDG ra đời hình thức chữ viết
cũng chưa có. Hơn nữa nhân dân lao động không phải ai cũng biết chữ. Vì thế
nên hình thức sáng tác, lưu truyền và bảo lưu chủ yếu của VHDG là truyền
miệng.
Š Tạo nên Tính truyền miệng và tính tập thể của VHDG.
Ngoài
ra thì VHDG thường gắn với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân ta
như: hội hè, đình đám, với các hình thức hát, kể, diến xướng,...
VD: hát đối đáp
giao duyên of nam nữ thanh niên vùng ĐBBB: hát ví, hát dặm của đồng bào dân
tộc, nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh: lời hát ru của bà, mẹ ru các em bé ngủ, ...
Š Tạo nên tính thực hành của VHDG.
|
I. Các bộ phận hợp thành của VHVN
-
VHVN gồm 2 bộ phận lớn: VHDG và VH viết.
1.
Văn học dân gian
-
Kn: VHDG là những sáng tác tập thể của nhân dân được truyền miệng từ đời này
sang đời khác .
-
Thể loại VHDG phong phú và đa dạng. Bao gồm:
+
Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ
ngôn Š Truyện cổ dân gian.
+
Ca dao, tục ngữ, câu đố, vè, truyện thơ Š Thơ ca dân gian.
+
Chèo, tuồng, cải lương Š Sân khấu dân gian.
-
Đặc trưng:
+
Tính truyền miệng.
+
Tính tập thể.
+
Tính thực hành - gắn với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống công đồng.
|
|
-
GV yêu cầu HS đọc SGK suy nghĩ và
trả lời câu hỏi:
(?)
Văn học viết khác VHDG ở chỗ nào?Nêu những đặc điểm của VH viết VN so với
VHDG?
GV
gợi dẫn:
(?)
Tác giả của văn học viết là ai?
(?)
VH viết được viết bằng những thứ chữ nào?
(?)
Hệ thống thể loại của VH viết VN mà em đã được học ở THCS?
|
2.
Văn học viết
-
Kn: Văn học viết là sáng tác của tầng lớp trí thức được ghi lại bằng chữ
viết, là sáng tạo của cá nhân và mang dấu ấn của tác giả.
-
Đặc điểm:
-
Tác giả: trí thức VN, sáng tác của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân.
-
Hình thức sáng tác và lưu truyền bằng chữ viết, văn bản.
-
Chữ viết: 3 loại chữ khác nhau - chữ Hán, chữ Nôm, và chữ quốc ngữ.
-
Hệ thống thể loại:
+
Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: văn xuôi tự sự ( truyện, kí, văn chính luận,
tiểu thuyết chương hồi); trữ tình (các
bài thơ cổ phong, Đường luật, ngâm khúc, truyện thơ Nôm, hát nói); văn biền
ngẫu (phú, cáo, văn tế).
+
Từ đầu thế kỉ XX đến nay: tự sự ( T.thuyết, tr.ngắn, kí); trữ tình (thơ trữ
tình, trường ca); kịch (kịch nói, kịch thơ...).
|
|
-
GV: yêu cầu HS đọc SGK và trả
lời câu hỏi:
(?)
Nhìn một cách tổng quát thì VHVN được chia làm mấy thời kì?
-
HS trả lời dựa vào SGK.
-
GV giảng giải:
VHTĐ
hình thành và phát triển trong mqh giao lưu và chịu ảnh hưởng của nền VH Đông
Nam Á và Đông Á, chủ yếu là VHTĐ Trung Quốc.
VHHĐ
chia làm 2 thời kì, tuy có đặc điểm riêng nhưng đều nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình
HĐH văn học dân tộc nên được gọi là VHHĐ.
VHHĐ
được hình thành từ đầu T.kỉ XX, liên tục vận động và phát triển cho đến ngày
nay trong mqh giao lưu quốc tế, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây- các
nước Âu - Mỹ.
|
II. Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
-
Nhì một cách tổng quát thì VHVN có 3 thời kì phát triển lớn gắn liền với lịch
sử, văn hóa, chính trị của đất nước:
+
VHVN từ thế kỉ X -> hết thế kỉ XIX.
+
VHVN từ đầu thế kỉ XX -> cách mạng tháng 8 - 1945.
+
VHVN từ sau CM tháng 8 - 1945 -> hết thế kỉ XX.
Thời
kì đầu gọi là VHTĐ, hai thời kì sau gọi là VHHĐ.
|
|
- GV:
- Yêu cầu HS đọc SGK và tóm tắt những ý
chính về 2 thời kì văn học VHTĐ và VHHĐ.
-
Ghi tóm tắt = sơ đồ lên bảng.
(?)
Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm chính của VHTĐ?
-
Hs dựa vào SGK và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời câu hỏi.
|
.
|
1. Văn học trung đại
(từ thế kỉ X -> hết thế kỉ XIX)
- Thời gian: từ thế kỉ X - > thế kỉ XIX.
- Hoàn cảnh: Xhpk VN hình
thành, phát triển và suy thoái cùng với công cuộc dựng nước và giữ nước của
dân tộc.
- Văn tự: chữ Hán và chữ Nôm.
- Ảnh hưởng: chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn: Nho giáo, Phật
giáo, tư tưởng Lão Trang.
- Tác giả: chủ yếu là
các nhà Nho.
- Thể loại: chủ yếu là tiếp nhận hệ thống thể loại từ Trung Quốc.
Ngoài ra còn có các thể loại sáng tạo của dân tộc như: thơ lục bát, song thất
lục bát, hát nói...
- Thi pháp: mang tính quy phạm chặt chẽ, lối viết ước lệ tượng
trưng, sùng cổ, phi ngã.
- Thành tựu tiêu biểu: thơ văn yêu nước Lý - Trần; thơ văn N.Trãi,
N.B.K, N.Du, C.B.Quát, ...
|
-
GV nêu câu hỏi:
(?) Hãy nêu các đặc
điểm của VHHĐ trong sự so sánh với VHTĐ?
- GV khái quát:
VHVN đã đạt được những
thành tựu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật với nhiều tác giả được công nhận
là danh nhân văn hóa thế giới như: N.Trãi, N.Du, HCM,... Nhiều tác phẩm đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. VHVN với những khả năng và sự sáng
tạo của nó đã khẳng định được vị trí và tiếng nói của mình trong nền VH nhân
loại.
|
.
|
2. Văn học hiện đại
(từ đầu thế kỉ XX -> hết thế kỉ XX)
- Thời gian: từ đầu thế kỉ XX -> nay.
- Hoàn cảnh: VHHĐ ra đời và phát triển trong công cuộc đấu tranh
lâu dài và gian khổ dành độc lập của dân tộc, thống nhất đất nước. Và sự
nghiệp đổi mới đất nước của nước ta từ sau 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
- Văn tự: chủ yếu là chữ quốc ngữ.
- Ảnh hưởng: VHHĐ ra đời và phát triển trong mqh giao lưu quốc tế
rộng lớn và chịu sự ảnh hưởng
chủ yếu của nền văn
học các nước phương Tây, các nước Âu Mỹ.
- Tác giả: Xuất hiện đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp, sáng tác văn
chương trở thành một nghề (xuất hiện báo chí, kĩ thuật in ấn hiện đại, công
chúng văn học đông đảo, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn).
- Thể loại: Thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,...
- Thi pháp: hệ thống thi pháp mới: lối viết hiện đại, đề cao cá
tính sáng tạo, cái tôi cá nhân ngày càng được khẳng định.
- Thành tựu tiêu biểu: thơ mới; tiểu thuyết TLVĐ; văn xuôi HTPP;
văn xuôi chống Pháp; thơ, tiểu thuyết, bút kí chống Mỹ,...
|
5. Dặn dò:
-> Yêu cầu HS:
+ về nhà học bài.
+ làm bài tập.
+ chuẩn bị phần tiếptheo III- con người vN qua VH
6. Rút
kinh nghiệm:
Bài liên quan
- CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
- HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
- THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
- LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN BẢN THUYẾT MINH
- THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH
- TỰA "TRÍCH DIỄM THI TẬP"
- Tổng Quan Văn Học Việt Nam (tiếp theo)
- Hoạt Động Giao Tiếp Bằng Ngôn Ngữ
- PHẨM BÌNH NHÂN VẬT LỊCH SỬ
- Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam
- HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA
- ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ
Comments[ 0 ]
Post a Comment