PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
Tuesday, January 3, 2017
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
NGHỆ THUẬT
Giúp HS:
- Nắm được các khái niệm ngôn ngữ
nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng cơ bản của phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật
- Bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc
nghệ thuật)
- Nhận
diện cảm thụ và phân tích ngôn ngữ nghệ thuật
II. Chuẩn
bị bài học
1. Giáo
viên:
- Phương pháp dạy học: Quy nạp, gợi dẫn, phát
vấn, TĐTL, tích hơp KT, thực hành
- Phương tiện: SGK,SGV, GA, các
tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học
2. Học sinh: SGK, vở soạn, vở
ghi, đồ dùng học tập
III. Tiến
trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
(?) Nhắc
lại phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
3. Bài mới:
* lời vào bài:
Ngôn
ngữ là phương tiện tư duy quan trọng bậc nhất của con người, chỉ con người mới
có là bằng chứng để phân biệt con người với xã hội loài người với thế giới loài
vật. Ngoài ra ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương. Với tư cách đó ta có
phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy phong
cách ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
Hoạt động của Gv và HS
|
TG
|
Nội dung cần đạt
|
Hoạt
đông 1: Hd HS tìm hiểu Ngôn ngữ Nt
|
I. Ngôn ngữ nghệ thuật
|
|
GV dẫn dắt: Để
hiểu được phong cách ngôn ngữ nghệ
thuật, trước hết cần hiểu thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật
|
1. Khái niệm
a.
Ngữ liệu1
+ Trong giao tiếp xã hội:
|
|
" Để tránh cơn bão số 6 tất cả tàu thuyền
đều phải về bến neo đậu chắc chắn"
|
||
+ Trong ca dao:
|
||
Thuyền về có nhớ bến chăng
|
||
H. Chỉ ra điểm
giống và khác nhau trong 2 VD ?
HS: So sánh
|
Bến thì một dạ khăng khăng
|
|
* Nhận Xét:
- Giống
nhau: Đều nói về hai sự vật là thuyền và bến
|
||
- Khác
nhau: Ngôn ngữ ở câu ca
dao có tính gợi hình( gợi hình ảnh
người con trai và người con gái). Gợi cảm hơn( Diễn tả tính cảm nhớ nhung
thủy chung của đôi lứa yêu nhau)
|
||
GV:
Ngôn ngữ trong câu ca dao được gọi
là ngôn ngữ nghệ thuật
|
||
H. E hiểu thế
nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
HS;TLCH, dựa sgk
|
-> Là ngôn ngữ gợi hình gợi cảm được dùng trong
văn bản nghệ thuật
|
|
H. Ngoài văn
bản nghệ thuật theo em ngôn ngữ ng/t
còn được sử dụng trong phạm vi giao tiếp nào ?
HS: TĐTL
& TL
|
+ Phạm vi sử dụng:
-> Dùng trong văn bản nghệ thuật
-> Sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, và
có thể được sử dụng trong văn bản
thuộc phong cách ngôn ngữ khác để nâng cao hiệu quả biểu đạt ví dụ văn bản
chính luận, văn bản báo chí...
(VD: Sgk/97)
( dùng trong văn bản nghệ thuật là chủ yếu)
|
|
H. Trong văn
bản nghệ thuật ngôn ngữ nghệ thuật được dùng trong các loại văn bản nào?
HS: TĐTL
& TL
|
+ Phân loại:
-> Ngôn ngữ tự sự (truyện, tiểu thuyết, bút kí..)
-> Ngôn ngữ thơ (ca dao, vè)
-> Ngôn ngữ sân khấu ( kịch, chèo)
|
|
H. Điểm giống và khác nhau giữa các thể loại này?
HS:so sánh,
phát biểu
|
||
2. Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật
|
||
a. Ngữ liệu;
VD: bài ca dao về cây sen/96
|
||
H. Mục đích
chính của bài ca dao là gì?
|
b. Nhận xét:
- Mục đích chính không phải là cung cấp hiểu biết về
cây sen( đó là nhiệm vụ của bài sinh vât học, hay là mục giải thích trong từ
điển). Bài ca dao tuy có nói đến nơi sinh sống, các bộ phận của cây, nhưng
mục đích chính là xây dựng hình tượng cây sen để thể hiện cảm xúc và bộc lộ
tư tưởng thẩm mĩ. (Đó là cái đẹp có thể tồn tại và bảo tồn trong môi trường của cái xấu)
|
|
H. Ngôn ngữ nghệ thuật
có những chức năng gì?
|
c. Chức năng của
ngôn ngữ nghệ thuật:
- Chức năng thông tin
- Chức năng thẩm mĩ
|
|
H. Theo em chức năng nào
quan trọng hơn?
|
- Chức năng thẩm mĩ
quan trọng hơn vì nó biểu hiện cái đẹp, khơi gợi nuôi dưỡng thẩm mĩ ở người đọc và là đặc trưng của ngôn ngữ
ng/t
|
|
H. Phẩm chất thẩm mĩ có
được là do đâu?
|
-> Phẩm chất thẩm mĩ
có được là do sự lựa chọn sắp xếp trau chuốt , tinh luyện của người sử dụng
theo các mục đích thẩm mĩ khác nhau
|
|
H. Từ những ngữ liệu vừa
tìm hiểu. Em rút ra được những nội
dung cơ bản nào về ngôn ngữ nghệ thuật?
HS: đọc nhi nhớ/sgk
|
* Ghi nhớ: sgk
|
|
GV;
Hướng dẫn hoc sinh giải nghĩa từ
Biểu hiện: Hiện rõ hoặc làm hiện rõ ra bên ngoài
Phản
ánh: Tái hiện những đặc trưng,
thuộc tính quan hệ của một đối tượng nào đó
Thấm
đượm: Thấm rất sâu và như quện
chặt vào nhau
Canh
cánh: Lúc nào cũng ở bên lòng,
không được yên
Bộc lộ: Để
lộ rõ ra
|
3. Luyện tập
Bài tập 3:
sgk
|
|
H. Qua
việc giải nghĩa từ hãy lựa chọn?
|
a. Từ canh cánh
|
|
b. Dòng 3: Từ
vãi
Dòng 4:
Từ giết
|
||
H. Rút ra nhận xét gì về việc lựa chọn từ ngữ?
|
- Việc lựa chọn từ để điền vào chỗ trống cần chú ý
đến nhiều phương diện : Phù hợp với quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp với các từ
ngữ đi trước và đi sau;
Thích hợp với tư tưởng cảm xúc thẩm mĩ ở toàn câu,
toàn đoạn hay toàn bài
|
|
Hoạt động 2: Hd HS tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
|
II Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
|
|
1. Tính hình tượng
a. Ngữ liệu
VD1: : " Sen là cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa
màu hồng hay trắng, nhị vàng, hương thơm nhẹ, hạt dùng để ăn, mứt sen, chè
ướp sen" ( Từ điển TV, NXBKH-HN.1988)
VD 2 . Bài ca dao
|
||
H. Điểm giống
nhau giữ hai vd trên là gì?
HS: so sánh
(Gợi ý . E
có nhận xét gì về cách diễn đạt ở hai vd )
H. So với VD1, thì ở VD 2ngoài cung cấp thông
tin, bài ca dao còn có ý nghĩa nào khác?
HS: TĐTL & Nhận xét
|
b. Nhận xét:
- Giống
nhau: Cùng nói về một đối
tượng đó là cây Sen
- Khác
nhau: Cách diễn đạt :
+ VD1.cung
cấp những thông tin trực tiếp về cây sen: hình dáng, màu sắc, tác dụng->
Tác động trực tiếp vào nhận thức của người đọc
+ Ở VD2:
Ngoài nội dung phản ánh hiện thực cụ thể: bài ca dao còn cho thấy vẻ đẹp bên
ngoài và cả phẩm chất thanh cao của cây sen -> Tác động vào tình cảm, cảm
xúc
|
|
H. phẩm chất đẹp đẽ trong sạch của cây sen
được bểu hiện thông qua cách thức nào?
(Nói trực tiếp hay thông hình ảnh)
HS: TĐTL & TL
GV: Ngoài nội dung phản ánh hiện thực: nơi sinh sống
cấu tạo về lá, bông nhị. Bài ca dao còn khẳng định vẻ đẹp và phẩm chất của
bông sen
|
- Không được biểu hiện trực tiếp qua từ ngữ và câu
văn mà được thể hiện thông qua những
hình ảnh về lá, về bông, về nhị,
- Những hình ảnh đó tạo nên hình tượng chung về cây sen, một tín hiệu thẩm mĩ cho cái
đẹp
|
|
H. E có nhận
xét gì về cách diễn đạt ở ví
dụ 2 so với ví dụ1?
(Cùng một đối
tượng nhưng cách diễn đạt nào vừa cụ thể lại gợi cảm, hàm súc)
HS: nhận xét
|
- Diến đạt cụ
thể, hàm súc và gợi cảm
|
|
H. Cách diễn
đạt trong ví dụ 2 có tính hình tượng? Vậy em hiểu thế nào là tính hình tượng?
|
c. Khái
niệm: Tính
hình tượng của pcnn ng/t là khái niệm chỉ ra cách diễn đạt cụ thể hàm súc và
gợi cảm một ngữ cảnh nhất định
|
|
GV:
Vậy yếu tố nào đã làm nên tính hình
tượng trong bài ca dao
|
d. Biểu hiện
của tính hình tượng
|
|
- Biện pháp so sánh: " Trong đầm gì đẹp bằng
sen"
- Bằng phép so sánh hơn nhất tác giả đã khẳng định
và tuyệt đối hóa vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen, nhưng sự tuyệt đối hóa
đó cũng được trình bầy trong phạm vi có giới hạn cụ thể: " Trong
đầm"
|
||
H. Ngoài biện
pháp so sánh theo em trong bài ca dao còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào
nữa?
(Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu
" gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")
|
||
- Biên pháp ẩn dụ
|
||
H. Những phép
tu từ nào thường được sử dụng để tạo ra tính hình tượng trong pcnn ng/t?
HS; TĐL &
TL
|
+ Để tạo ra
tính hình tượng người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ như so sánh ẩn
dụ, hoán dụ, nói quá....
|
|
GV,
Những phép tu từ này có thể
được dùng sáng tạo hoặc đơn lẻ hoặc
phối hợp với nhau Có thể tham khảo các ví dụ trong sgk
|
||
H. Ngoài được tạo bởi các
biện pháp tu từ. Theo em tính hình tượng còn được tạo bởi các yếu tố nào khác ?
HS; TL
|
+ Trong TV: các âm, các thanh và các từ láy cũng có
khả năng tạo hình biểu cảm
|
|
GV: ở VD 2Từ hình tượng cây sen, người đọc liên tưởng đén tâm hồn con người, dù
trong hoàn cảnh nào vãn giữ được sự trong sạch thanh cao
|
||
H . Từ
đó hãy cho biết tính hình tượng, đã tạo ra đặc điểm gì cho ngôn ngữ ng/t?
GV. Lấy VD
sgk
|
+ Tính hình tượng làm cho ngôn ngữ nghệ thuật có
tính đa nghĩa
|
|
GV:
Để gợi ra những hình tượng khác
nhau đó., tác giả HXH có phải dùng đến
nhiều câu thơ hay không?
H. Từ đó cho biết ngôn ngữ nghệ thuật còn có đặc
điểm nào nữa?
|
+ Tính hàm súc
|
|
CH. Ngoài
tính hình tượng ngôn ngữ nghệ thuật có đặc trưng
H. Đoạn
văn nào bộc lộ được cảm xúc của tác giả?
Cảm xúc đó được bộc lộ thông qua từ ngữ nào?"
vết thương"
H. Đọc đoạn văn , em có cảm xúc gì?
GV. Đoạn văn thứ hai có tính truyền cảm?E hiểu thế nào
là tính truyền cảm
GV. Người đọc ( nghe) cũng c ó
cùng cảm xúc vui, buồn, yêu ghét, hây đau đớn xót xa như người viết ( nói)
H. Năng lực khơi gợi cảm xúc có được là do đâu?
GV. Để thấy rõ điều đó chúng ta đi xét VD sau (
GV. Ghi trên bảng phụ)
GV.
Giảng
- VD1 được trích trong bài Hôi Tây của NK, bài thơ
nói đén ngày hội kỉ niệm chiến thắng 14-7 của TDP
- VD2 Được trích trong bài " Giễu người thi đố
của TX. Đây là một cảnh đối lập giữa
hình ảnh một bà đầm ( Quan Tây) và một ông Cử ( quan ta)trong buổi lế công bố
xướng danh kì thi chữ Hán.
- Bà Đầm là người không có học vấn, lại ngồi trên
ghế cao, còn ông cử có học vấn đỗ đạt lại đứng ở dưới sânnên phải cố gắng
ngỏng cái đầu đội mũ thêu rồng của
mình để nhìn nên trên
- Cả hai bài thơ đều ra đời vào thời kì thực dân P
chiếm đóng nước ta
-> Qua phần có giáo vừa giới thiệu. Hãy cho biết
H. Thái
độ, tình cảm của tác giả được bộc lộ như thế nào trong hai VD?
HS; TĐL &
TL
(Đều là nối đau xót nhục nhã của người dân mất nước,
những cách thể hiện ở trong mỗi vd là khác nhau
ở VD 1 cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách trực tiếp thông qua
từ " nhục")
|
2. Tính truyền cảm
a. Ngữ liệu1 :
VD1:
"Cây xà Nu có sức sống thật mãnh liệt. Đạn
đại bác không thể huỷ diệt được sức sống mạnh mẽ của chúng"
VD2: sgk/99
b. Nhận xét:
- Đoạn 2 bộc lộ cảm
xúc: Đau đớn, đau xót : từ vết thương đó
được dành cho con người
c. Khái niệm:
Tính truyền cảm thể
hiện ở sự bộc lộ cảm xúc trong ngôn ngữ ng/t. đồng thời khơi gợi cảm xúc đó ở người đọc,
d. Biểu hiện:
-> Do sự lựa chọn ngôn ngữ
VD1.
"Khen ai khéo
vẽ sao vui thế
Vui thế bao nhiêu nhục
bấy nhiêu"
( Hội Tây- Nguyễn Khuyến)
VD2 " Trên ghế bà đầm
ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng
đầu rồng"
|
|
H. Trong VD 2 cũng là nỗi
đau, cũng là cảm giác bị sỉ nhục của
người dân mất nước, nhưng cảm xúc đó có được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ
không?
HS; TĐL & TL
(Bộc lộ gián tiếp qua
cách tả người, tả việc )
|
||
H. Qua việc phân tích 2 vd
trên em rút ra thêm nhận xét nào?
|
+ Tính truyền cảm có
thể bộc lộ trực tiếp, có thể bộc lộ một cách gián tiếp, do cách lựa chọn ngôn
ngữ và ý đồ của tác giả
|
|
-> Đối với thơ: Tính
truyền cảm có thể được bộc lộ trực tiếp có thể bộc lộ gián tiếp qua hình ảnh
|
||
GV. Quay lại VD 2 vừa tìm
hiểu, để có tính truyền cảm trong văn
xuôi cần có yếu tố nào?
|
-> Đối với văn xuôi: Có sự kết hợp giữa
yếu tố miêu tả và biểu cảm
|
|
H. Tính cảm xúc trong ngôn ngữ s/h có gì khác với
tính truyền cảm trong ngôn ngữ ng/t
GV. Còn trong ngôn ngữ ng/t có được tính truyền cảm là do
sự lựa chon ngôn ngữ đối với đối tượng được bình giá
|
- Trong ngôn ngữ sinh
hoạt tính cảm xúc được thể hiện qua , giọng điệu , ngữ điệu, nét mặt :
Ví dụ bạn hỏi điểm có nhiều
cách trả lời khác nhau:
A. Tớ được 9 điểm ,
cươi tươi( sung sướng)
B. được 9 điểm ( Bình thường)
c. Được 9 điểm thôi
(thất vọng)
|
|
CH. Một đặc trưng nữa của
ngôn ngữ ng/t là
GV. Gọi hs đọc ba bài thơ
|
3. Tính cá thể hóa
a. Ngữ liệu: Bài tập 4- sgk/102
|
|
H. Chỉ ra diểm giống và
khác nhau trong ba bài thơ?
|
b. Nhận xét:
- Giống nhau: Cùng viết về mùa thu
- Khác nhau: Mối bài thơ mang những nét nghĩa riêng về từ ngữ, hình
tượng và nhịp điệu, cảm xúc
|
|
GV:Để miêu tả mùa thu,
các tác gải đã sử dụng những từ ngữ ntn? Trong
bài thơ thứ nhất....
+ Từ ngữ:
a. Trời xanh ngắt, trúc lơ phơ, nước biếc
b. lá thu, nai vàng
c. tre phất phới, thay áo mới
H. Từ những từ ngữ đó, hãy nhận xét về nhịp điệu
cảm xúc trong từng bài thơ?
+ Cảm xúc, nhịp điệu thơ
a. nhịp điệu
thơ điềm tĩnh chậm rãi thu thả
b. LTL bâng khuâng với sự thay đổi nhẹ nhàng. Nhịp
điệu thơ xốn xang, cô liêu, nuối tiếc
c. NĐT cảm nhận sức hồi sinh của dân tộc trong mùa
thu, nhịp điệu thơ tươi tắn phấn khởi rạo rực
-> Cảm xúc khác nhau dẫn đến hình tượng thu cũng
khác nhau
a. Mùa thu của thời trung đại, của một tâm hồn sâu
lắng tự tại của một nhà Nho tiêu biểu cho phong cách thơ cổ điển
b. Mùa thu của tâm hồn lãng mạn hiện đại, đầy tâm sự
cô đơn. Tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn
c. Mùa thu của một tâm hồn chiến sĩ cách mạng, người
đang say mê trong bầu trời tự do độc
lập của đát nước, tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn cách mạng
|
||
GV;
Cùng một đề tài nhưng mỗi nhà thơ
có cách thể hiện riêng tạo nên một phong cách riêng ,gọi là tính cá thẻ hóa.
|
||
H. Thế nào là
tính cá thể hóa ?
|
c. Khái niệm:
- Tính cá thể hóa của phong cách ngôn ngữ ng/t là
khái niệm là cách sử dụng ngôn ngữ để tạo ra một giọng điệu riêng, mạng đậm
tính sáng tạo
|
|
H. Tính cá thể
hóa thể hiện trong các tác phẩm ở các phương diện nào?
|
d. Biểu hiện:
+ Tính cá thể
hóa trong ngôn ngữ ng/t thể hiện ở nét riêng trong ngôn ngữ tác giả
|
|
GV:
Sự khác nhau về ngôn ngữ thể hiện ở
cách dùng từ, đặt câu sử dụng hình ảnh -> tạo nên cá tính sáng tạo riêng
của người viết
- Cùng là các nhà thơ châm biếm trào phúng nhưng câu
thơ của NK khác với TX và HXH
- VD đọc câu thơ: " Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn
ngơ , Lại đây cho chị dạy làm thơ, ong non ngứa nọc châm hoa rữa, Dê cỏn buồn
sừng húc giậu thưa"
Em biết ngay đây là thơ của ai? Cách tự xưng, và
cách nói táo bạo sắc sảo đối với bọn hiền , nhân quân tử chỉ có HXH. Cái đó
đã tạo nên cá tính sáng tạo riêng của HXH
|
+ Tính cá thể : còn được thể hiện ở ngôn ngữ nhân
vật, ở vẻ riêng của mỗi cảnh, mỗi sự việc mỗi tình tiết
|
|
GV;
Chúng ta vừa tìm hiểu ba đặc trưng
của phong cách ngôn ngữ ng/t
|
||
- Đặc trưng cơ bản nhất là tính hình tượng
-> Vì tính hình tượng vừa là mục đích vừa là
phương tiện của sáng tạo ng/t, chỉ có trong phong cách ngôn ngữ ng/t
Ngoài ra đặc trưng này còn bao quát hai đặc trưng
kia
Bản thân ngôn ngữ có tính hình tượng đã mang yếu tố
gây cảm xúc và tạo được tính truyền cảm
Trong khi xây dựng hình tượng , thông qua việc sử
dụng ngôn ngữ, nhà văn đã bộc lộ cá tính sáng tạo của mình
|
||
H. E cần ghi
nhớ những kiến thức gì trong tiết học ngày hôm nay?
HS: đọc ghi nhớ /sgk
(Ghi nhớ ba đặc trung cơ bản của phong cách ngôn ngữ
ng/t
Đặc trưng cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ ng/t)
|
* Ghi nhớ/ sgk:
|
|
Hoạt động 3 : Hd HS luyện tập
GV: Phát
phiếu học tập
|
III. Luyện tập
1. Bài 1
|
|
H. Văn bản nào
cho em nhiều nội dung , tri thức cụ thể về cây xấu hổ?
|
- Văn bản a
|
|
H. Văn bản nào biểu hiện những tình cảm cảm
xúc đối với cây xấu hổ( tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc)?
|
- Văn bản b
|
|
H. Hình tượng
về cây xấu hổ ở văn bản nào sinh động hơn, mang cá tính rõ nét và có ý nghĩa hơn?
|
. Văn bản a. Phong cách khoa học
Văn bản b. Phong cách nghệ thuật
|
|
H. Dựa vào đâu
để phân biệt phong cách ngôn ngữ ng/t với các phong cách ngôn ngữ khác?
H. Từ đó em hãy rút ra định nghĩa về phong cách nn
nghệ thuật?
|
Dựa vào chức năng thẩm mĩ và cá đặc trưng của phong
cách ng/t
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là phong cách được
phân biệt bởi chức năng thẩm mĩ , thể hiện ở ba đặc trưng cơ bản
|
|
GV. Hướng dẫn
HS: viết-> đọc
=> GV nhận xét-bổ sung
|
Bài 2. Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của
em khi mỗi sáng đầu tuần, em đứng nghiêm chào cờ trước lá cờ tổ quốc
|
- Khái niệm ngôn ngữ NT, KN
p/c ngôn ngữ NT
- Các đặc trưng của p/c ngôn
ngữ NT
G. Dặn dò:
- Học bài nắm
được yêu cầu tiết học + Hoàn thiện bài
tập
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment