Chiến Thắng Mtao Mxây
Wednesday, January 4, 2017
Chiến Thắng Mtao Mxây
(Trích “Đăm San” - Sử
thi Tây Nguyên)
A. Mục tiêu bài học
- Giúp HS:

+ Biết cách .tích một v.bản sử thi a.hùng để thấy được giá trị của sử
thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến
tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống
hòa hợp, hp.
hòa hợp, hp.
+ Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân lafhi sinh, phấn đấu vì
danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. Phương tiện
- SGK - SGV.
- Thiết kế giáo án.
C. Phương pháp
- GV sử dung kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, phát vấn, giảng bình,
gợi mở dẫn dắt bằng hệ thống câu hỏi...
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
Hoạt
động của GV Và HS
|
Tg
|
Nội dung cần đạt
|
|||||
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về sử thi và sử thi Đăm san:
- Yêu cầu HS đọc phần
tiểu dẫn/sgk và trả lời
(?) Thế nào là sử
thi? Phân loại? Cốt truyện của sử thi
Đam săn?
-
HS đọc tiểu dẫn, trả lời CH
(?) Dựa vào sgk,
hãy tóm tắt thật ngắn gọn nd sử thi Đam săn.
-
HS tóm tắt sử thi Đam săn dựa vào sgk.
-
GV nhấn mạnh:
-
Đam săn là tp tiêu biểu cho loại sử thi anh hùng Tây Nguyên.
-
Tp tuy kể về cuộc đời của cá nhân người tù trưởng Đam săn trẻ tuổi nhưng qua
đó ng nghe nhận ra h.ảnh của cả cộng đồng thị tộc Êđê trong một giai đoạn
lịch sử đầy biến động. Ở sử thi a.hùng, số phận cá nhân ng a.hùng thống nhất
cao độ với số phận của cả thị tộc.
-
Chiến tranh là một đề tài nổi bật của sử thi a.hùng, trong đó có sử thi “Đam
săn” của Tây Nguyên. Š Chiến thắng Mtao Mxây là một đoạn trích tiêu biểu.
(?) Xác định vị
trí của đoạn trích?
-
HS dựa vào sgk nêu vị trí của đoạn trích
|
.
|
I.
Vài nét về sử thi và sử thi Đăm săn
1. Sử thi
- Sử thi là tác phẩm
tự sự dân gian có quy mô lớn (dài hàng nghìn trang, hàng vạn câu), ngôn ngữ
có vần nhịp, xây dựng những hình tượng NT hoành tráng, hào hùng, thường kể về
những biến cố lớn thường diễn ra trong đời sống cộng đồng thời cổ đại.
- Có 2 loại sử thi:
+ Sử thi thần thoại:
(Đẻ đất đẻ nước - Mường; Ẩm ệt luông - Thái; Cây nêu thần - M.Nông ...) kể về
sự hình thành thế giới, sự ra đời của muôn loài, sự hình thành các dân tộc.
+ Sử thi anh hùng: kể
về cuộc đời và những chiến công của các tù trưởng anh hùng. (Đam săn, Xinh
nhã, Đ.Đ, K.D...).
* Tóm tắt nội dung
sử thi Đam săn:
- Đam săn về làm chồng
H.nhị và H.bhị, trở nên là một tù trưởng giàu có và hùng mạnh.
- Các tù trưởng Kên
kên, Mtao Giư, tù trưởng sắt Mtao Mxây lừa bắt H.nhị về làm vợ.
- Đam săn tổ chức đánh
trả và chiến thắng, giết chết các tù trưởng, sát nhập của cải, đất đai của họ
vào bộ lạc của mình nên càng trở nên giàu có, đông đúc và hùng mạnh.
- Đam săn mang trong
mình khát vọng chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi trở ngại của tập tục XH
(chặt cây smuk, cầu hôn nữ thần mặt trời...), nhưng không phải lúc nào Đam
săn cũng chiến thắng, cũng đạt được khát vọng.
- Trên đường từ nhà nữ
thần Mặt trời trở về, chàng chết ngập trong rừng sáp đen của bà Sun yrit .
Hồn của chàng biến
thành con ruồi, bay vào miệng chị gái HơÂng, sinh ra Đam săn cháu, tiếp tục
sự nghiệp của cậu.
- Vị trí của đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần giữa của tác
phẩm, kể chuyện Đam săn chiến thắng tù trưởng Mtao Mxây cứu được vợ.
|
|||||
* GV hướng dẫn HS đọc VB đoạn trích:
- Đọc phân vai (chọ
những em có giọng đọc tốt): cụ thể: ng dẫn chuyện, Đam săn, Mtao Mxây, ông
trời, dân trong nhà, dân làng, tôi tớ.
- Yêu cầu đọc diễn
cảm, thể hiện giọng điệu của nhân vật, sắc thái t.cảm của ng kể chuyện.
- HS đọc vb theo sự hướng dẫn của GV.
- GV nhận xét.
* GV nêu CH hướng dẫn HS tìm
bố cục của VB:
(?) Đoạn trích được bố
cục ntn? (gồm mấy phần, mấy cảnh).
- HS suy nghĩ, tìm bố
cục của đoạn trích.
|
II.
Đọc hiểu văn bản
1. Đọc ăn bản
2. Bố cục
- 3 phần tương ứng với 3 cảnh được kể lại
lần lượt:
+ Cảnh trận đánh giữa
2 tù trưởng -(Từ đầu -> “cắt đầu Mtao Mxây đem phơi ngoài đường”).
+ Cảnh Đam săn cùng nô
lệ ra về sau chiến thắng - ( tiếp theo -> “bãi ngoài, rồi vào làng”).
+ Cảnh Đam săn ăn mừng
chiến thắng - (đoạn còn lại).
|
||||||
II. Đọc hiểu văn bản
- GV hướng dẫn HS đọc
hiểu văn bản: phân tích hình tượng nhân vật Đam săn.
- Yêu cầu HS theo dõi
sgk, và chú thích chân trang và trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong
sgk.
|
|||||||
1. Hình tượng Đam săn
trong trận đấu với Mtao Mxây
*
GV nêu câu hỏi:
- Hãy tóm tắt diễn
biến trận đấu giữa Đam săn và Mtao Mxây để so sánh tài năng, phẩm chất của 2
tù trưởng:
+ Trận đánh diễn ra
theo mấy chặng?
+ Ở từng chặng hình
ảnh Đam săn được miêu tả ntn? So sánh với Mtao Mxây?
* HS dựa vào sgk, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi.
|
|||||||
Các chặng của cuộc
chiến
|
Đam săn
|
Mtao Mxây
|
Nhận xét
|
||||
a. Đam săn khiêu chiến
|
- Chủ động đến tận
chân cầu thang nhà Mtao Mxây thách đấu.
+ Lời lẽ: tự tin
(thách thức, trêu tức, khiêu khích).
+
Thái độ: quyết liệt (ta sẽ...; ta sẽ...; ta...).
|
-
Bị động:
+
Lời lẽ: ngạo nghễ, trêu tức đối phương.
+
Thái độ: do dự, đắn đo ( lời nói: giao hẹn, ta sợ...; việc làm: trang bị,
mang theo tôi tớ -> mâu thuẫn giữa vẻ ngoài và sự hèn yếu bên trong.
-> NT: so sánh
tương phản.
|
- NT miêu tả:
+ Miêu tả song hành 2
tù trưởng nhưng ở đoạn đầu chú ý miêu tả hình dáng, cơ ngơi của Mtao Mxây
trước. -> tạo ấn tượng thêm về sự hùng mạnh, đường hoàng, tự tin hơn hẳn
của Đam săn, chuẩn bị cho sự phô diễn tài năng của Đam săn ở đoạn sau.
Š NT so sánh
đòn bẩy.
|
||||
b. Diễn biến cuộc giao
chiến
*
Hiệp 1:
|
- Khích cho Mtao Mxây
múa khiên trước.
- Không nhúc nhích,
phỉ báng kẻ thù.
- Rung khiên múa: điêu
luyện, dũng mãnh tuyệt vời: “một lần xốc tới...qua phía Tây”.
- Vừa múa khiên vừa
trêu tức, khích bác, mỉa mai kẻ thù.
|
- Múa khiên trước do
bị khiêu khích và quá tự tin vào bản thân (ta như...)
- Múa khiên: khiên kêu
lạch xạch như quả mướp khô >< nhưng lại tự cho mình là “một
tướng...thiên hạ”.
- Bước cao bước thấp,
chạy hết bái Tây sang bãi Đông -> vung dao chém nhưng chỉ trúng một cái
chão cột trâu.
|
- NT miêu tả: so sánh:
+ So sánh tương đồng:
Đam săn múa khiên
+ So sánh tăng cấp
bằng hàng loạt ngữ so sánh liên tiếp.
+ So sánh tương phản (
Đam săn và Mtao Mxây múa khiên).
- Sử dụng các hình
ảnh, sự vật thuộc về thế giới tự nhiên, vũ trụ.
-> Phóng đại, đề
cao tài năng, phẩm chất of người anh hùng Đam săn.
=> Phong cách NT
của sử thi.
=> Khẳng định tài năng, sức lực, phong độ,
phẩm chất hơn hẳn của Đam săn so với Mtao Mxây.
=> Ca ngợi người anh
hùng của bộ lạc- người kết tinh sức
mạnh của cả cộng đồng, chiến đấu vì danh dự của bản thân và vì lợi ích của
cộng đồng.
|
||||
*
Hiệp 2:
|
- Đớp được miếng trầu
của Hnhị -> sức tăng lên gấp bội.
=> Múa khiên càng
nhanh, càng mạnh, càng đẹp hơn lúc trước (như gió lốc, múa trên cao, múa dưới
thấp, cây cối chết rụi, ...ba đồi tranh bật dễ bay tung).
- Đâm vào Mtao Mxây
nhưng không thủng -> thấm mệt, vừa chạy vừa ngủ.
|
- Bảo Hnhị quăng cho
miếng trầu nhưng không đớp được.
-> Vừa chạy, vừa
chống đỡ
|
|||||
*
Hiệp 3:
|
- Cầu cứu thần linh
(ông trời), được trời mách dùng chày mòn ném vào vành tai kẻ thù.
- Bừng tỉnh, đuổi theo
Mtao Mxây hỏi tội và giết chết kẻ thù.
|
- Bị chày mòn ném
trúng vào vành tai -> Giáp sắt trở thành vô dụng.
- Chạy cùng đường, ngã
lăn ra đất -> xin tha mạng
=> Bị giết.
|
|||||
2. Hình tượng Đam săn
trong cuộc sống
a.
Đam săn và nô lệ của Mtao Mxây
|
|||||||
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
|||||
-
GV nêu câu hỏi:
(?) Sau khi chiến
thắng, Đam săn nói gì với tôi tớ của Mtao Mxây?
(?) Số lần hỏi đáp? Sự
đồng ý tuyệt đối cho thấy thái độ của dân làng đối với Đam săn ntn?
(?) Để khẳng định chắc
chắn hơn, nhằm mục đích tô đậm hơn thái độ của dân làng đối với Đăm săn, tác
giả dân gian đã sử dụng NT gì?
(?) Chi tiết ĐS hô gọi mọi người cùng ra về và đoàn ng ra về đông như bầy cà tong thể hiện điều gì?
- GV giảng mở rộng: như vậy , muc đích chiến đấu của ĐS
không chỉ là để cứu vợ, đòi lại vợ, vì lợi ích và danh dự của cá nhân mà cao
hơn cũng chính là vì danh dự, vì lợi ích của cộng đồng bộ lạc.
=> Như vậy chiến
tranh trong sử thi là để hướng tới cuộc sống đông đủ thịnh vượng, đoàn kết
thống nhất - một biểu hiện quan trọng của ý thức cộng đồng.
|
- HS dựa vào sgk, thảo
luận trả lời.
|
- Đam săn hỏi 3 lần,
tôi tớ of Mtao Mxây đáp lại 3 lần.
-> Con số 3 mang ý
nghĩa biểu tượng cho số nhiều, nhiều không đếm xuể.
=> Lòng mến phục,
thái độ hưởng ứng tuyệt đối mà mọi người dành cho Đam săn. Sau khi Mtao Mxây
chết, họ đều nhất trí coi Đam săn là tù trưởng, là người anh hùng của họ.
- NT trùng lặp có biến đổi và phát triển. Đam săn và tôi tớ của Mtao Mxây đối đáp 3 lần, mỗi lần đều có sự khác nhau:
+ Lần 1: ĐS gõ vào 1
nhà.
+ Lần 2: ĐS gõ vào tất
cả các nhà.
+ Lần 3: ĐS gõ vào mỗi
nhà trong làng
-> có sự lặp lại
nhưng là lặp lại có biến đổi và phát triển => Đặc điểm của sử thi. Qua 3
lần hỏi đáp ý nghĩa khẳng định càng được tô đậm. Vì vậy, sau 3 lần hỏi đáp là
một đoạn mô tả kết thúc: ĐS hô gọi mọi ng cùng ra về -> ng theo ĐS về làng
như kiến mối, đông như trảy hội.
|
|||||
b.
Đam săn trong lễ ăn mừng chiến thắng
|
|||||||
- GV y/c HS đọc lại
đoạn cuối, thảo luận và trả lời câu hỏi.
(?) Trong lời nói của
ĐS với các tôi tớ, thể hiện chàng là một tù trưởng ntn?Tại sao chàng lại ra
lệnh đánh lên nhiều loại chiêng cồng? Vai trò của tiếng cồng, chiêng đối với
đồng bào Êđê?
(?) Sức mạnh và vẻ đẹp
của ĐS được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? Qua đó tác giả dân gian
muốn nói điều gì?
(?) Chỉ ra các biện
pháp NT được sử dụng đẻ thể hiện vẻ đẹp of ĐS?
- GV hướng dẫn HS so sánh đoạn 1 với đoạn 3 về ND và NT -> rút ra ý nghĩa. |
- HS đọc sgk, trao đổi
thảo luận, suy nghĩ trả lời.
- HS phát hiện nghệ
thuật.
- HS tái hiện kiến
thức, so sánh đoạn 1 và 3 để tìm ra ý nghĩa.
|
- Sau khi cùng tôi tớ
Mtao Mxây về làng, ĐS nói với các tôi tớ của mình giết trâu, mỏ lợn, dâng
rượu, đánh chiêng, cồng để ăn mừng chiến thắng.
-> Sự tự hào, tự
tin vì sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình. Chàng thể hiện niềm vui lớn
sau chiến thắng bằng lễ ăn mừng lớn (đông người tới, tiếng cồng chiêng âm
vang khắp núi.
- H/ảnh ĐS được tái
hiện qua lời người kể chuyện: “còn ĐS, bà con xem... , bà con xem chàng...”.
-> ĐS nổi bật giữa
mọi người:
+ Tóc dài chảy đầy
nong hoa.
+ Uống không biết say,
ăn không biết no, chuyện trò không biết chán.
+ Ngực quấn chéo chiếc
mền, trên mình khoác một chiếc áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình đủ gươm
giáo, mắt long lanh -> tràn đầy sức trai, tiếng tăm lừng lẫy.
+ Bắp chân to bằng cây
xà ngang... bụng mẹ.
=> ĐS được miêu tả
bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ of nhân dân. Tất cả mọi ng đều sùng kính tự hào
về ĐS. Ở chàng toát lên vẻ đẹp và sức mạnh of ng a/hùng, thể hiện sức mạnh
của cả thị tộc, sự thống nhất và niềm tin of cộng đồng.
- Nghệ thuật:
+ Phóng đại.
+ So sánh độc đáo, cụ
thể, liệt kê.
+ Sử dụng hô ngữ.
+ Giọng văn trang
trọng, hào hùng (s/dụng các so sánh vượt cấp, trùng điệp, dùng nhiều định
ngữ).
=> Ngợi ca ng
a/hùng ĐS giữa cộng đồng thị tộc. Người a/hùng sử thi được cộng đòng tôn vinh
tuyệt đối. Qua chiến thắng của một cá nhân a/ hùng cho thấy sự vận động lịch
sử của cả thị tộc.
* Ý nghĩa của lễ ăn mừng chiến thắng:
- Đoạn trích dành phần
nhiều cho việc kể và tả lại lễ ăn mừng chiến thắng tấp nập, đông vui tưng
bừng (dùng nhiều câu văn dài, những kiểu câu cảm thán, hô ngữ, so sánh trùng
điệp, liệt kê,...).
-> Từ đó cho thấy
sự lựa chọn của tác giả dân gian là có dụng ý:
+ Tuy kể về chiến
tranh mà lòng vẫn hướng về c/sống thịnh vượng, no đủ, giàu có, sự đoàn kết,
thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người.
+ Sự lựa chọn ấy nói
lên khát vọng lớn lao mà tộc ng cùng thời đại gửi gắm các cuộc chiến tranh
đóng vai trò là “ bà đỡ cho lịch sử” đồng thời nói lên vai trò lớn lao của ng
a/hùng sử thi đối với lịch sử cộng đồng.
-> Người a/hùng sử
thi trở thành trung tâm miêu tả của bức tranh hoành tráng về lễ ăn mừng chiến
thắng, sự lớn lao cả về hình thể, tầm vóc lẫn chiến công của chàng như trùm
lên cả buổi lễ, toàn bộ thiên nhiên và xã hội Êđê.
|
|||||
* GV hướng dẫn HS tổng kết: yêu cầu HS đọc to phần ghi
nhớ/sgk/36.
|
- HS đọc ghi nhớ/sgk.
|
III.
Tổng kết
- Phần ghi nhớ/
sgk/36.
|
|||||
- HS làm bài tập luyện
tập trong sgk.
|
IV.
Luyện tập
- Vai trò: giúp cho ĐS
- người a/hùng, nhân vật chính vượt qua thử thách; giúp cho cốt truyện phát
triển trọn vẹn theo mục đích của người kể chuyện; nói lên thái độ yêu mến của
nhân dân với người a/hùng.
-> Đây là chi tiết
thường thấy trong thể loại tự sự dân gian (truyền thuyết, cổ tích,...).
|
||||||
4.
Củng cố:
- Giá trị nội
dung, ngh/thuật của đoạn trích; đặc điểm đặc trưng của sử thi.
5.
Dặn dò:
-> yêu cầu
HS học bài, hoàn thiện bài tập.
->Chuẩn bị
bài tập bài “VB”(luyện tập).
-> Đọc và soạn bài “Văn Bản (tiếp)"
6.
Rút kinh nghiệm:
Bài liên quan
- CA DAO THAN THÂN,YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
- CA DAO HÀI HƯỚC
- LỜI TIỄN DẶN
- LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
- ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
- LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
- BÀI VIẾT SỐ 6
- TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
- LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
- HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Comments[ 0 ]
Post a Comment