CA DAO THAN THÂN,YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
Sunday, December 25, 2016
CA
DAO THAN THÂN,YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
A. Mục tiêu bài học
-
Cảm nhận được nỗi niềm và tâm hồn người bình dân xưa qua những câu hát than
thân với lời ca yêu thương tình nghĩa.
-
Nhận thức rõ thêm nghệ thuật đậm màu sắc dân gian trong ca dao.
B. Trọng tâm kiến thức
- kĩ ăng
1.
Về kiến thức:
-
Nỗi niềm xót xa, cay đắng và tình cảm yêu thương thủy chung, đằm thắm ân tình
của người bình dân trong xã hội cũ.
2.
Về kĩ năng:
-
Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
C. Phương tiện dạy học
-SGK,
SGV, Sách tham khảo
-
Thiết kế bài học, tranh ảnh hát dân ca quan họ Bắc Ninh.
D. Phương pháp dạy học
-
GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp sáng tạo, gợi tìm; kết
hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
E. Tiến trình dạy học
1.
Ổn định lớp
2.
Kiểm tra bài cũ.
3.
Bài mới:
*Lời vào bài:
Mỗi
chúng ta ai chẳng một thời tuổi thơ, nằm trong lòng bà, lòng mẹ. Lời ru của bà,
của mẹ, đưa tuổi thơ vào giấc ngủ ngon lành. Để thấy được vẻ đẹp trong lời của
những khúc hát ru ấy, chúng ta hãy tìm hiểu những bài ca dao cổ truyền của ông
bà ta để lại.
Hoạt động của GV và
HS
|
TG
|
Nội dung cần đạt
|
HĐ 1: Hướng
dẫn HS tìm hiểu chung về thể loại ca dao.
- GV:
gọi HS đọc tiểu dẫn và trả lời
- HS: đọc phần tiểu dẫn
(?) Hãy nêu những nét chính về nội dung của ca dao?
- HS: nêu nội dung của ca dao
(?)Nêu đặc điểm nghệ thuật của ca dao?
- HS: nêu nghệ thuật của ca dao
* HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- GV: hướng dẫn HS cách
đọc văn bản
-> Các bài ca than thân đọc với giọng xót xa thông cảm
- GV: hướng dẫn, dẫn dắt HS trả lời câu hỏi:
(?) Các em có nhận xét gì về điểm giống nhau ở bài 1 và 2?
Điểm khác nhau?
- HS: Trao đổi TL, trả lời
(?) Hai lời than mở
đầu “ Thân em như . . .” với âm điệu xót xa ngậm ngùi cho thấy người than
thân là ai và thân phận họ ntn?
- HS: Trao đổi TL-> trả
lời
(?) Vì sao cô gái lại cất lời than xót xa, ngậm ngùi như vậy?
- HS: suy nghĩ, trao đổi TL, trả lời
(?) Tác giả dân gian sử dụng bút pháp nghệ thuật gì ở 2
bài ca dao trên?
- HS: suy nghĩ, trả lời
*GV chuyển ý:
Tuy nhiên, mỗi thân phận ấy lại có nỗi đau riêng của từng người và được miêu
tả bằng những hình ảnh so sánh ẩn dụ khác nhau.
(?) Em cảm nhận được gì qua mỗi hình ảnh ấy? Ẩn bên trong
nỗi đau ấy, họ toát lên vẻ đẹp gì?
*HĐ 4: GV tổ chức cho HS thảo luận: chia 4 nhóm:
- Nhóm 1: Bài ca dao 1
- Nhóm 2: Bài ca dao 2
- Nhóm 3: Em suy nghĩ gì về lời mời mọc của cô gái: “
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra mới biết
rằng em ngọt bùi”.
- Nhóm 4: Tìm và đọc thêm những bài ca dao được bắt đầu bằng “thân em” có cùng
chủ đề này?
VD: Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng người thô tham dày.
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.
Thân em như đoá hoa rơi
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa.
Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu.
. . . . . . . . . . . . .
*HĐ 5 : HS đọc bài 3 và phân tích:
(?) Mở đầu bài ca dao này có gì khác với
hai bài trên?
-
GV giảng: Cách mở bài này thường gặp trong ca
dao như:
Trèo lên cây bưởi hái hoa . . .
Trèo lên cây gạo cao cao . . .
(?) Em hiểu thế nào về từ “ai” trong câu “Ai làm chua
xót lòng này khế ơi” như thế nào?
(?) Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người như thế nào? Vì sao
tác giả dân gian lại phải dùng đến cả một hệ thống so sánh, ẩn dụ bằng những
hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để nói lên tình người?
(?) Hãy khám phá và phân tích vẻ đẹp hai câu
cuối : “ Mình ơi!. . .
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa
trời.”
- GV giảng giải: Sao Vượt là tên gọi cổ của sao Hôm
-> GV nhận xét rồi chốt lại bài
(tiết 26).
|
I. Tìm hiểu chung
1/. Nội dung: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình,
quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi và nhiều mối quan hệ khác.
-Ca dao cổ truyền còn là tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương,
tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa cay đắng nhưng đằm thắm ân
nghĩa bên gốc đa, giếng nước, sân đình. Bên cạnh còn là lời ca hài hước thể
hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
2/. Nghệ thuật: Ca dao thường ngắn gọn, giàu hình ảnh so
sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc
thái dân gian.
II. Đọc - hiểu văn bản
A. Tiếng hát than thân
1. Bài 1 và 2:
a) Nét chung :
+ Hai bài ca dao mở đầu bằng “Thân em
như . . .” ( hình thức lặp lại) Þ khẳng định đây lời than thân ngậm ngùi,
xót xa của người phụ nữ: thân phận bị phụ thuộc, nhỏ bé, không tự quyết định
được số phận đời mình.
+ NT: Hình ảnh so sánh ẩn dụ và
câu miêu tả bổ sung :“Tấm lụa đào phất phơ”, “Củ ấu gai . . . ” đã gợi lên
nỗi khổ cực sâu sắc nhất của người phụ nữ.
b)
Nỗi đau khổ riêng của từng thân phận :
* Bài 1: Người phụ nữ ý thức
được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào) nhưng số phận của họ thật chông chênh không có
gì đảm bảo, không biết sẽ vào tay ai (Phất
phơ… vào tay ai) Þ nỗi đau bị phụ thuộc hoàn toàn
vào người mua, người sử dụng mình như một món hàng.
* Bài 2:
Người phụ nữ tự ý thức được giá trị thực của mình : “Ruột trong thì trắng”( phẩm chất bên
trong), “vỏ ngoài thì đen”(dáng vẻ
bên ngoài đen đủi, thiếu thẩm mĩ).
- Lời mời mọc da diết lại càng khẳng định giá trị thực của họ không ai
biết đến : “Ai ơi,… ngọt bùi” Þ Nỗi ngậm ngùi chua xót cho thân
phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Þ Hai bài ca dao không chỉ nói lên thân phận người phụ nữ bị phụ thuộc
mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.
2- Bài 3: Tâm sự của người
lỡ duyên
_ “Trèo lên cây khế nửa ngày . . .” Þ lối nói đưa đẩy, gợi cảm hứng thể hiện nỗi chua xót vì lỡ duyên. _ “Ai” là đại từ phiếm chỉ : chàng trai , cô gái , cha mẹ ép duyên mà chia cắt mối tình của họ hay đối tượng nào đó, phải chăng là cái XHPK xưa từng ngăn cách, làm tan vỡ biết bao mối tình. Lời than gợi sự trách móc, oán giận, nghe chua xót(NT chơi chữ : khế (chua) cay đắng.
_ Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững thuỷ chung.
_ Hệ thống so sánh ẩn dụ ; “trời”, “trăng”, “sao” trong bài ca dao đã
khẳng định điều đó.
“Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai
chằng chằng”
Þ “Sánh với láy lại 2
lần, lại thêm chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu khẳng định : Đôi ta dù cách xa nhau (như mặt trăng với mặt trời,
sao Hôm với sao Mai) nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn đẹp đôi vừa lứa.
_ Tác giả dân gian
lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng không thể
đổi khác để khẳng định lòng người bền vững, thuỷ chung.
_ “Mình ơi!”Þ tiếng gọi gợi
nhớ gợi thương “có nhớ” : Chàng trao gởi vào đó nỗi lòng: dù duyên kiếp dở
dang vẫn chờ đợi, không thành đôi thì tình
nghĩa vẫn không thay đổi. Đó là vẻ đẹp của tình người trước sau vẫn
nhấp nháy sáng như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời.
|
F.
Củng cố
- Cách nói bằng
hình ảnh: So sánh công khai, so sánh ngầm (ẩn dụ)
- Nỗi niềm và tâm hồn
của người bình dân xưa qua những câu hát than thân, bài 1, 2,3.
G.
Dặn dò:
- Về học bài - thuộc lòng các bài ca dao 1, 2, 3.
- Tiết sau chuẩn bị bài “CA DAO THAN THÂN,YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA (tiếp theo)"
H. Rút kinh nghiệm:
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment