RA-MA BUỘC TỘI
Saturday, December 31, 2016
RA-MA BUỘC TỘI
(Trích khúc ca VI, chương 79 Ra-ma-ya-na)
1. Tóm tắt
Câu chuyện diễn ra ở vương quốc Kô-sa-la. Vua Đa-xa-ra-tha
có bốn người con trai do ba bà vợ sinh ra. Ra-ma là con cả, hơn hẳn các em về
tài đức. Vua cha có ý định nhường ngôi cho chàng nhưng vì lời hứa với bà vợ thứ
Ka-kê-i xinh đẹp nên đã đày Ra-ma vào rừng và trao ngôi lại cho
Bha-ra-ta, con
của Ka-kê-i. Ra-ma cùng vợ là Xi-ta và em trai Lắc-ma-na vào rừng sống ẩn dật.
Quỷ vương Ra-va-na lập mưu cướp Xi-ta đem về làm vợ. Mặc quỷ vương dụ dỗ và ép
buộc, Xi-ta vẫn kịch liệt chống cự. Được tướng khỉ Ha-nu-man giúp đỡ, Ra-ma đã
cứu được Xi-ta. Nhưng sau đó, Ra-ma nghi ngờ tiết hạnh của Xi-ta và không muốn
nhận lại nàng làm vợ. Để chứng tỏ lòng chung thuỷ của mình, Xi-ta đã nhảy vào
lửa. Thần lửa biết Xi-ta trong sạch nên đã cứu nàng. Ra-ma và Xi-ta trở về kinh
đô.
2. Đoạn trích là thử thách cuối cùng của Ra-ma và Xi-ta trên
con đường tìm về với hạnh phúc và danh vọng. Bằng lối kể chuyện giàu kịch tính
và nghệ thuật khắc họa tính cách rất điển hình, tác giả đã cho chúng ta thấy
được quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, về đường quân vương
mẫu mực và về người phụ nữ lí tưởng trong xã hội.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Có thể nói, màn gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta trong một
không gian công cộng, giữa đông đủ mọi người, đã chi phối rất nhiều đến tâm
trạng cũng như ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma và Xi-ta.
Với Ra-ma, lúc này chàng không chỉ đứng trên tư cách một
người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đường quân vương. Với
tư cách ấy, chàng ở trong một hoàn cảnh vô cùng khó xử: vừa yêu thương xót xa
cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng:
"Thấy người đẹp khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng đứng trước
mặt mình, lòng Ra-ma đau như dao cắt. Nhưng vì sợ tai tiếng, chàng bèn nói với
nàng, trước mặt những người khác...".
Nàng Xi-ta cũng vậy. Trong màn gặp gỡ này, nàng đã vô cùng
đau khổ khi bị kết tội oan. Là một người vợ, hơn nữa còn là một hoàng hậu, nàng
không thể để danh dự của mình bị bôi nhọ một cách xấu xa. Nhưng việc ấy đâu có
dễ. Lúc đầu nàng ra sức van nài trong khuôn khổ quan hệ tình nghĩa vợ chồng
(lời thoại xưng hô chàng - thiết) nhưng rồi nàng chuyển sang quan hệ xã hội:
"Hỡi đức vua!... Người...". Sự thay đổi cách xưng hô ấy cũng cho thấy
tình thế khó xử của Gia-na-ki "trước mặt đông đủ mọi người".
2. Theo lời tuyên bố của Ra-ma thì chàng giao tranh với quỷ
Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì danh dự người anh hùng bị xúc phạm
khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì danh dự không cho
phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác
("Người đã sinh trưởng... một vật để yêu đương). Tuy nhiên cũng không phủ
nhận được rằng trong thái độ ruồng bỏ Xi-ta của Ra-ma có "sự ghen tuông
của người chồng".
Như vậy, nhìn ở khía cạnh nào, chúng ta cũng thấy Ra-ma hành
động bằng lí trí bởi chàng phải là khuôn mẫu đạo đức cho dân chúng noi theo;
chàng phải hy sinh những tình cảm cá nhân vì những đòi hỏi của cộng đồng.
Để nhấn mạnh bổn phận và danh dự, chúng ta thấy Ra-ma nhấn
đi nhấn lại nhiều lần những từ ngữ liên quan đến tài năng và danh dự (nhân
phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng
nhục,...) của một đức vua cao quý, anh hùng.
Khi Xi-ta bước lên giàn lửa, Ra-ma cũng căng thẳng vô cùng.
Có thể nói đó cũng là một thử thách dữ dội đối với Ra-ma bởi chàng không thể
nghĩ rằng hành động của Xi-ta lại quyết liệt như vậy. Ở vào một tình thế
"tiến thoái lưỡng nan" vì thế mà: "Vào lúc đó, chẳng ai trong
đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp
như thần chết.
3. Khi bị đẩy vào bước đường cùng, Xi-ta mặc dù vô cùng đau
đớn nhưng nàng vẫn bình tĩnh đưa ra những lời thanh minh thấu tình, đạt lí.
Trước hết, Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng
không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được. Nàng là con của
thần Đất Mẹ và chỉ với việc nàng có thể từ bỏ cung điện nguy nga để theo chồng
vào rừng mà chia sẻ bao gian nan thử thách cũng đủ để chứng minh cho phẩm hạnh
của nàng rồi.
Lí do thứ hai còn thuyết phục hơn nữa. Nàng bị bắt cóc và
việc quỷ vương Ra-va-na động đến người nàng khi nàng đang bị ngất đi là những
điều nằm ngoài lí trí của nàng. Khi nàng tỉnh lại, nàng đã nhất quyết cự tuyệt
tất cả những hành động của quỷ vương. Lí do mà Xi-ta đưa ra quả thật là vô cùng
sắc sảo, đặc biệt khi những sự việc ấy lại được chứng kiến bởi Ha-nu-man.
Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một
hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Hành động và lời cầu khấn của
Xi-ta hướng tới đáng A-nhi cho thấy để chứng minh cho đức hạnh và phẩm tiết thủy
chung, Xi-ta sẵn sàng bước qua cả mạng sống của chính mình.
4. Có thể nói cảnh Xi-ta nạp mình cho lửa là một cảnh đầy
kịch tính, vừa hào hùng và vừa rất bi thương. Chính vì vậy nó khiến cho quan
quân và dân chúng của cả hai bên cũng như anh em bạn hữu vô cùng xúc động
("Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột... Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó"). Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa đúng là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của ấn Độ thời cổ đại.
5. Soạn bài tiếp theo "Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự"
5. Soạn bài tiếp theo "Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự"
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment