Uy-Lít-Xơ Trở Về
Monday, January 2, 2017
Tiết 14+ 15:
(Trích
“Ôđixê” - sử thi Hi Lạp)
A. Mục tiêu bài học
- Cảm nhận
được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ of người Hi Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ
chồng sau 20 năm xa cách.
- Biết p.tích
tâm lí nhân vật qua đối thoại trong cảnh gặp để thấy được khát vọng hạnh phúc
và vẻ đẹp trí tuệ của họ.
- Nhận thức
được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, t/cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp
con người vượt qua mọi khó khăn.
B. Phương tiện
C. Phương pháp
- Gv sử dụng
phối hợp các phương pháp: gợi mở, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận nhóm; tích hợp
so sánh với sử thi “Đam săn”.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy học bài mới:
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV hướng dẫn hs tìm hiểu chung về tg, tp, và đoạn trích “Uy-lít-xơ
trở về”:
- Yêu cầu hs đọc tiểu
dẫn và trả lời câu hỏi:
(?) tóm tắt những vấn
đề chính mà tiểu dẫn đã nêu.
|
- HS đọc tiểu dẫn, dựa
vào tiểu dẫn -> trả lời.
|
I. Tìm hiểu chung
1. Về tác giả Hômerơ
- Theo truyền thuyết,
Hoomerơ là nhà thơ mù Hi Lạp, là tác giả của hai thiên sử thi nổi tiếng
“Iliat” và “Ôđxê”, sống vào khoảng thế kỉ thứ IX đến thế kỉ thứ VIII tr.CN.
- Quê hương: vùng
I-ô-ni (tiểu Á) cạnh dòng sông Mêlet.
- Tên: Mêlêxigien
(người con của sông Mêlet.
|
- GV hướng dẫn HS tìm
hiểu về sử thi “Ôđixê”:
-> y/c dựa vào tiểu
dẫn nêu nguồn gốc xuất xứ, đề tài của tp; tóm tắt tp.
- GV giảng mở rộng
về giá trị của tác phẩm:
+ Về ND: ca ngợi chàng
Uy-lit-xơ.
-> Biểu tượng về
sức mạnh trí tuệ, ý chí, nghị lực của con người cùng với khát vọng tìm hiểu
chinh phục thế giới xung quanh và niềm mơ ước một cuộc sống hòa bình, văn
minh, hạnh phúc.
->Biểu tượng đẹp đẽ
của tình yêu quê hương, gia đình, tình vợ chồng chung thủy.
+ Về NT:
-> Cốt truyện thống
nhất hoàn chỉnh.
-> Ngôn ngữ trang
trọng, hấp dẫn, giọng điệu chậm rãi (miêu tả cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ; lối so
sánh có đuôi, cách xây dựng đối thoại).
-> Lối miêu tả tâm
lí nhân vật qua dáng điệu, cử chỉ, cách ứng xử, thái độ -> tâm lí ngây thơ
chất phác còn nhuốm màu sắc huyền bí, thần linh; tâm hồn trong suốt, lối suy
nghĩ cực đoan, nặng về lí trí.-> tạo được sự kéo dài - tính “trì hoãn sử
thi”.
|
- HS dựa vào tiểu dẫn,
trả lời.
|
2. Về sử thi Ôđixê
a. Nguồn gốc
- Hômerơ dựa vào cốt
truyện của “Truyền thuyết về cuộc chiến thành Tơ-roa”.
b. Đề tài
- Công cuộc chinh phục
thiên nhiên và di dân mở đất mở đất của người Hi Lạp cổ đại.
c. Tóm tắt cốt truyện
- “Ô-đi-xê” gồm 12.110
câu thơ được chia làm 24 khúc ca kể lại cuộc hành trình trở về quê hương của
Uy-lít-xơ (tức Ô-đi-xê-uyt) sau 20 năm xa cách. Cụ thể:
- Khúc ca thứ 1 đến
khúc ca thứ 12: Sau 10 chiến trận ở Tơ-roa, Uy-lit-xơ cùng bạn bè trở về quê
hương. Nhưng cũng đã 10 năm trôi qua mà chưa về được đến nhà vì bị cầm giữ
tại đảo của Tiên nữ Ca-lip-xô và lênh đênh trôi dạt trên biển cả với mối nguy
hiểm đe dọa... Về sau, chàng đến xứ Phê-a-xi và được vua A-ki-nô-ốt cung công
chúa Nô-di-a đón tiếp trọng thể.
-> Ở đây, Uy-lit-xơ
đã kể lại cho nhà vua cùng mọi người nghe về cuộc hành trình đầy gian lao của
mình.
- Khúc ca 13 đến 24:
Được vua A-ki-ôt giúp đỡ, Uy-lit-xơ trở về được quê hương Itac.
-> Trừng trị bọn
cầu hôn và gia nhân phản bội;
-> Vượt qua sự thử
thách của người vợ - Pê-nê-lôp -> đoàn tụ gia đình;
-> Xây dựng lại
cuộc sống mới trên quê hương Itac.
d. Đề tài
- Qua bài ca về chàng
Uy-lit-xơ -> ca ngợi lao động, hòa bình của người hi lạp trong công cuộc
chinh phục thiên nhiên và xây dựng hạnh phúc gia đình.
|
- GV hướng dẫn HS tìm
hiểu về đoạn trích:
-> y/c nêu vị trí,
bố cục?
|
- HS trả lời câu hỏi
trên cơ sở đã đọc và chuẩn bị bài ở nhà.
|
3. Đoạn trích
“Uy-lit-xơ trở về”
a. Vị trí
- Đoạn trích thuộc
khúc ca thứ 23: cuộc gặp gỡ của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lôp sau 20 năm xa cách
b. Bố cục- có 2 cách
chia:
- Cách 1: chia làm 2 phần:
+ P1: từ đầu đến “kém
gan dạ” -> Pê-nê-lôp trước tác động của nhũ mẫu và con trai.
+P2: còn lại ->
Cuộc đấu trí giữa Uy-lit-xơ và Pê-nê-lôp.
- Cách 2: chia làm 3 phần:
+ P1: từ đầu đến “rách
mướp” -> tâm trạng của Pê-nê-lôp trước tin Uy-lit-xơ trở về
+ P2: tiếp theo đến
“gan dạ” -> Pê-nê-lôp trước tác động của nhũ mẫu và con trai.
+P3: còn lại ->
Cuộc đấu trí giữa Uy-lit-xơ và Pê-nê-lôp.
c. Tóm tắt đoạn trích
- Nhũ mẫu Ơ-ri-clê báo
tin -> Pê-nê-lốp ko tin.
- Nhũ mẫu thề thốt,
đưa ra chứng cứ -> Pê-nê-lôp vẫn ko tin nhưng vẫn xuống nhà để xem xác bọn
cầu hôn và người đã giết chúng.
- Tê-lê-mac trách mẹ
-> Pê- nê-lôp trả lời và cho biết sẽ nhận người đó là chồng nếu ông ta
biết được bí mật riêng của hai người.
- Uy-lit-xơ lên tiếng
cho rằng, Pê-nê-lốp chưa nhận mình vì vẻ ngoài rách mướp, bẩn thỉu.
- Uy-lit-xơ xuất hiện
trong trang phục nghiêm chỉnh. -> đẹp như một vị thần -> trách móc, hờn
dỗi Pê-nê-lôp.
- Pê-nê-lôp thử
Uy-lit-xơ bằng bí mật chiếc giường cưới.
- > Uy-lit-xơ giải
mã được => vợ chồng đoàn tụ trong nỗi vui mừng khôn xiết.
|
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh gặp gỡ
của vợ chồng Uy-lit-xơ
- Về phía Pê-nê-lôp :
+ Chờ chồng 20 năm
-> phải đối mặt với những khó khăn: sự quấy nhiễu của những kẻ cầu hôn;
phải trì hoãn việc tái hôn...
+ Khi chồng trở về thì
lại ko cho phép mình thừa nhận chồng ngay -> phải thử thách Uy-lit-xơ.
- Về phía Uy-lit-xơ:
Vượt qua mọi khó khăn thử thách để trở về đoàn tụ với người vợ thủy chung
-> về đến nhà lại chưa được Pê-nê-nôp thừa nhận -> phải chấp nhận thử
thách of vợ.
=> Hoàn cảnh gặp gỡ
đấy kịch tính, giàu ý nghĩa, qua đó giúp các nhân vật bộc lộ tính cách, đồng
thời cũng cho thấy tài năng , phong cách sử thi của Hô-me-rơ.
|
||
- HS dựa vào văn bản,
trao đổi và trả lời.
|
2. Diễn biến tâm trạng
của Uy-lit-xơ và pê-nê-lôp.
a. Diễn biến tâm trạng
của Pê-nê-lôp
* Khi nghe tin
Uy-lit-xơ trở về
- Khi nhũ mấu báo tin
Uy-lit-xơ đã trở về và giết hết bọn cầu hôn: lúc đầu P choàng dậy, ôm lấy nhũ
mẫu mà khóc; nhưng sau đó nàng lại ko tin đó là sự thật vì cho rằng:
+ Chỉ có thần linh mới
làm được một việc lớn lao như vậy.
+ 20 năm đã trôi qua,
U đã chết.
-> Nàng nói với nhũ
mẫu về sự hoài nghi của mình -> trấn an nhũ mẫu và cũng là trấn an mình.
- Nhũ mẫu vẫn tiếp tục
thuyết phục P bằng cách: đưa ra bằng chứng về vết sẹo của U; mang cả tính mạng mình ra để cuộc.
-> P vẫn chưa tin
-> nàng thần bí hóa câu chuyện.
=> P là một người
thận trọng, lí trí.
|
|
(?) Khi giáp mặt
Uy-lit-xơ, Pê-nê-nôp có thái đọ như thế nào? Tâm trạng của P ra sao?
(?) Vì sao P chưa chịu
nhận U?
(GV gợi dẫn: U xuất
hiện trước mặt P lúc này với tư cách nào?
-> Người giúp P
thoát khỏi sự quấy nhiễu của bọn cầu hôn.
-> Người hành khất.
-> Người cầu hôn.
-> Người chồng cũ.)
|
- HS suy nghĩ, trao
đổi trả lời.
|
* Khi giáp mặt
Uy-lit-xơ lần 1
- Pê-nê-lôp rất đỗi
phân vân:
+ Lúng túng tìm cách
ứng xử.
+ Ngồi lặng thinh.
+ Lòng sửng sốt.
+ Khi đăm đăm âu yếm
nhìn, lúc lại ko nhận ra.
=> Tâm trạng diễn
biến rất phức tạp nhưng vẫn chưa chịu thừa nhận Uy-lit-xơ. Với nàng Uy-lit-xơ
lúc này như một vị thần tượng trưng cho công lí.
=> Rất thận trọng
vì: để bảo vệ danh dự cá nhân; bảo vệ tình yêu chung thủy, hạnh phúc gia
đình.
=> Đó là tiếng nói
của lí trí -> tính cách của nhân vật sử thi.
|
(?) Trước thái độ ứng
xử ấy của P, Tê- lê- mac đã có thái độ ntn?
(?) Pê-nê-lôp đáp lại
ntn? Lời đáp của P chứng tỏ phẩm chất gì ở nàng?
(GV gợi dẫn: Lời nói
của P có phải chỉ hướng về phái con trai hay còn nhắm tới ai khác nữa?Qua đó
muốn bộc bạch tâm sự gì, mong muốn gì?
|
- HS dựa vào văn bản
trả lời.
|
* Dưới tác động của
con trai
- Tê-lê-mac cất lời
trách mẹ: tàn nhẫn, độc ác, lòng dạ rắn hơn cả đá.
-> Rất gay gắt
-> sự nóng vội-> cho thấy tính cách thiếu kiên nhẫn, nóng nảy của chàng
trai trẻ.
- Pê-nê-lôp thận trọng
đáp, qua đó:
+ Bộc bạch nỗi niềm
với con (kinh ngạc...) -> phân vân cao độ, xúc động dữ dội.
+ Ngầm nói với U về
một thử thách.
=> Pê-nê-lôp ko chỉ
là người thận trọng mà còn rất thông minh, khôn khéo.
* Tiểu kết: Như vậy
có thể nói qua 2 đợt tác động (của nhũ mẫu và của con trai), cánh cửa lòng
kiên trinh của nàng vẫn vô cùng vững chắc.
+ Hô-me-rơ đã sử dụng
lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết nhằm vừa làm nổi bật những mâu thuẫn giữa các
nhân vật, mặt khác vừa tạo ra sự phát triển cho mạch chính của câu chuyện.
+ Lặp lại các tính ngữ
(thận trọng) đi kèm tên nhân vật -> bước đầu khẳng định sự nhất quán trong
tính cách của nhân vật sử thi: con người lí trí + lối suy nghĩ nhuốm màu sắc
thần linh.
|
- GV nêu câu hỏi:
(?) Trước thái độ ấy
của vợ, Uy-lit-xơ đã làm gì? Tâm trạng của chàng ra sao?
(?) Qua cách ứng xử
của U, cho thấy chàng là người ntn?
|
- HS dựa vào văn bản,
trao đổi thảo luận trả lời.
|
b. Tâm trạng của
Uy-lit-xơ
- Trước thái độ thận
trọng dò xét của vợ, Uy-lit-xơ đã:
+ Kiên nhẫn chờ đợi,
mắt nhìn xuống đất (nhẫn nại) mỉm cười, tự tin -> hiểu Pê-nê-lôp; tự tin
vào trí tuệ của mình.
+ Nói với con trai
bằng những lời có cánh:
~ Chấp nhận thử thách
của P.
~ Khẳng định cha mẹ sẽ
nhận ra nhau.
~ Cắt đặt mọi việc,
chuẩn bị đối phó với các gia đình quý tộc.
-> Đây cũng chính
là những lời muốn nói với P.
=> Đó là một U cao
quý, nhẫn lại, thông minh, điềm tĩnh, sâu sắc và thâm trầm. Và phẩm chất ấy
càng được tỏa sáng trong cuộc đấu trí với P.
|
- GV: Chưa dừng lại ở
đó, để khắc họa sâu đậm hơn những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của nàng P và U,
Hô-me-rơ còn khuôn xếp một đợt tác động thứ 3: cuộc đấu trí giữa 2 vợ chồng
P.
Cuộc đấu trí trực tiếp giữa 2 người được thể
hiện khi U xuất hiện với tư thế của một vị thần đẹp đẽ và cao quý.
(?) Ai là người đưa ra
thử thách? Ai là ng chấp nhận thử thách?
(?) Uy-lit-xơ có giải
mã được thử thách đó ko?
(?) Tác giả sử thi đã
sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả niềm vui sướng của họ?
- GV giảng:
|
- HS suy nghĩ, trao
đổi thảo luận trả lời c/hỏi dựa vào văn bản.
|
c. Cuộc đấu trí giữa
Pê-nê-lôp và Uy-lit-xơ
- Uy-lit-xơ xuất hiện
trước mặt P lần thứ hai với một tư thế hoàn toàn khác: trông đẹp như một vị
thần.
-> P vẫn chưa chịu
thừa nhận.
-> U cất lời trách:
+ trách vợ: trái tim
sắt đá;
+ hờn dỗi: bảo nhũ mẫu
kê cho một chiếc giường để ngủ riêng -> một sự gợi ý về bí mật riêng giữa
2 vợ chồng của chàng.-> P nhanh trí sai nhũ mẫu khiêng “chiếc giường chắc
chắn ra khỏi vách tường kiên cố do chính tay U xây nên” => sự thử thách
của P
=> xung đột lên đến
đỉnh điểm. Liệu U có thể giải mã được sự thử thách đó ko? Tất cả những điều
đó tạo nên sự hấp dẫn hồi hộp cho độc giả.
- Uy-lit-xơ giật mình
(vì biết rằng cái giường đó ko thể di chuyển được.
-> Nếu di chuyển
được đúng chiếc giường đó thì: chỉ có thần linh mới đủ sức.
-> Ko lẽ P đã thay
lòng đổi dạ?)
=> U ko kìm nén
được sự xúc động mạnh mẽ trong lòng, chàng nói liền một mạch về chiếc giường
do chính mình thiết kế và thực hiện với tất cả tình yêu, sự gắn bó và lòng
thủy chung với nàng P suốt 20 năm qua.
=> lối miêu tả tỉ
mỉ, chi tiết; so sánh bằng hình ảnh; câu văn hay, đẹp, giàu h/ảnh.
- Chàng đã giải mã
được sự thử thách của P -> vấn đề được giải quyết. => Uy-lit-xơ đã
chiến thắng trong cuộc chiến lòng người bằng trí tuệ tuyệt vời và đặc biệt là
một tình yêu chung thủy, son sắt với người vợ cao quý.
- Nàng P bủn rủn cả cả
chân tay -> sự xúc động dữ dội; chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm, hôn
chồng -> niềm hạnh phúc vô bờ.
=> Mọi sự nghi hoặc
phút chốc tan biến. Con người lí trí phút chốc lùi bước, nhường chỗ cho tiếng
nói của yêu thương say đắm, of hạnh phúc vô bờ.
|
- Cho học sinh lần lượt nhắc lại ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện Uy-Lít-Xơ Trở Về
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment