Lập Dàn Ý Bài Văn Tự Sự
Monday, January 2, 2017
Lập Dàn Ý Bài Văn Tự Sự
A. Mục tiêu bài học
- Biết cách
dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
- Nắm được
kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
- Nâng cao
nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn
ý trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài làm văn khác nói chung.
B. Phương tiện
C. Phương pháp
- Quy nạp, tổ
chức hoạt động nhóm, tích hợp.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy học bài mới
Hoạt
động của GV
|
Hoạt
động của HS
|
Nội
dung cần đạt
|
*
GV hướng dẫn hS tìm hiểu ngữ liệu -> quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến
cốt truyện cho bài văn tự sự:
- Yêu cầu HS đọc đoạn
văn của nhà văn Nguyên Ngọc và trả lời câu hỏi:
(?) Trong phần trích
trên nhà văn Nguyên Ngọc đã nói điều gì?
(?) Qua lời kể of nhà
văn, a/chị học được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt
truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự?
|
- HS đọc ví dụ/ sgk,
suy nghĩ, thảo luận, trả lời các câu hỏi.
|
I.
Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
1. Tìm hiểu ngữ liệu
- Trong đoạn trích nhà
văn Nguyên Ngọc đã kể về qua trình suy nghĩ, thai nghén tác phẩm “Rừng xà
nu”.
+ Bắt đầu hình thành ý tưởng từ một sự việc có thật, một nhân vật có thật ngoài đời (cuộc khởi nghĩa của anh Đề).
+ Đặt tên nhân vật cho
có “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.
+ Dự kiến cốt truyện:
“bắt đầu bằng một khu rừng xà nu” và “kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu”.
+ Hư cấu nhân vật: cụ
Mết, Mai, Dít,...
+ Xây dựng tình huống
điển hình: “mỗi nhân vật phải có nỗi 1 đau riêng, bức bách, dữ dội”.
+ Xây dựng chi tiết
điển hình: “đứa con... Tnú”.
|
2.
Nhận xét
- Để chuẩn bị viết một
bài văn tự sự cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện (có thể dự kiến phần
mở đầu & phần kết thúc), sau đó suy nghĩ, tưởng tượng các nhân vật theo
những mối quan hệ nào đó và nêu những sự việc, chi tiết tiêu biểu, đặc sắc
tạo nên cốt truyện.
- Tiếp theo là bước
lập dàn ý, dàn ý gồm 3 phần:
+ Mở bài.
+ Thân bài.
+ kết bài.
=> cần thiết phải
lập dàn ý.
|
||
* GV hướng dẫn HS lập
dàn ý:
|
- HS đọc sgk, trao đổi
thảo luận, lập dàn ý cho câu chuyện.
|
II.
Lập dàn ý
1.
Lập dàn ý
* Đề 1:
- Nhan đề:
+ Hậu thân của chị
Dậu.
+ Sau đêm tắt đèn.
+ Gặp chị Dậu phá kho
thóc Nhật.
- Mở bài: sau khi chạy khỏi nhà cụ cố, chị Dậu gặp 1 cán bộ
cách mạng.
- Thân bài:
+ tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945.
+ Chị Dậu trở về làng
cũ.
+ Khí thế cách mạng
sôi sục, chị Dậu hăng hái cầm đầu đoàn đại biểu lên huyện cướp chính quyền,
phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo...
- Kết bài: Chị Dậu gặp và trò chuyện với Nguyễn Tuân.
* Đề 2:
- Nhan đề:
+ Hậu thân chị Dậu.
+ Người đạy nắp hầm
bem.
+ Chị Dậu trong vùng
địch tạm chiếm.
- Mở bài: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, làng Đông Xá bị
giặc chiếm nhưng hằng đêm vẫn có những chiến sĩ, cán bộ hoạt động bí mật. Chị
Dậu đã được giác ngộ.
- Thân bài:
+ Quân Pháp càn quét,
truy lùng cán bộ.
+ Không khí trong làng
căng thẳng; không ít người hoảng sợ.
+ Chị Dậu vẫn bình
tĩnh hướng dẫn cán bộ xuống hầm bí mật ở ngay dưới nền bếp nhà mình hoặc ngay
dưới nền buồng, góc vườn...
- Kết bài: chị Dậu gặp và trò chuyện với cái Tí - cũng trở
thành một du kích bí mật.
|
- GV nêu câu hỏi tổng
hợp:
(?) Hãy nêu cách lập
dàn ý cho một bài văn tự sự?
- GV lưu ý học sinh về
yêu cầu cần thiết để lập được dàn ý đúng hướng, đúng cách.
|
- Học sinh suy nghĩ,
trả lời .
|
2.
Ghi nhớ
- Lập dàn ý cho một
bài văn tự sự là nêu rõ nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.
- Dàn ý chung: gồm 3 phần.
+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, thời gian, không
gian, nhân vật,...). Có nhiều cách mở bài: có thể theo truyền thống, cũng có
thể trực tiếp kể ngay cao trào hoặc bắt đầu từ kết thúc, cũng có thể bằng một
đoạn tả cảnh (rừng xà nu), hay đối thoại (vi hành); lại cũng có hi mở đầu
bằng một đoạn văn nghị luận (đồng hào có ma).
+ Thân bài:trình bày sự phát triển của cốt truyện, có thể
theo:
-> Cuộc đời nhân
vật chính;
-> Trình tự thời
gian;
-> Trình tự không
gian;
-> Đảo trật tự thời
gian,...
-> Thể hiện đỉnh
điểm - cao trào của truyện.
+ Kết bài:
-> Kết cục của câu
chuyện, số phận các nhân vật;
-> Kết truyện mở...
-> Có thể bằng một
cảnh thiên nhiên, một chi tiết đặc sắc, một lời bình luận đúng mức, sâu sắc,
một tâm trạng nhân vật...
* Lưu ý: Muốn lập dàn ý một bài văn tự sự cần dự kiến đề tài và xác
định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách
hợp lí.
|
* GV hướng dẫn hs tổng
kết và luyện tập:
- Yêu cầu hs đọc phần
ghi nhớ.
- Gv nhấn mạnh: Rõ
ràng, hình thành ý tưởng, chủ đề, hình dung cốt truyện, đặc biệt là lập dàn
ý, là những công việc vô cùng quan trọng, cần thiết, không thể thiếu trước
khi bắt đầu viết một bài văn tự sự để bài văn đạt chất lượng tốt, hấp dẫn ng
đọc, ng nghe.
- GV gợi ý cho hs làm
bt luyện tập:
+ yêu cầu xđ đề tài,
chủ đề, cốt truyện, nhân vật, chi tiết, và lập dàn ý.
|
- HS đọc to phần ghi
nhớ/sgk.
- HS đọc đề, suy nghĩ,
trao đổi và làm bt-> trình bày cá nhân -> nx, bổ sung.
|
III.
Tổng kết, luyện tập
1.
Tổng kết (ghi nhớ/sgk)
2.
Luyện tập
* Bài tập 1:
- Đề tài: chuyện về cuộc sống học đường.
- Chủ đề: khẳng định ý thức nỗ lực khắc phục sai lầm, vươn lên tu
dưỡng, chiến thắng bản thân của hs - một hs có phẩm chất tốt, nhất thời phạm
lỗi lầm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ.
- Cốt truyện:
+ Một hs tốt.
+ Một lần mắc khuyết
điểm, sai lầm.
+ Dằn vặt, dấu tranh
bản thân.
+ Vượt qua, vươn lên,
lại trở thành người tốt.
- Nhan đề: Vượt qua chính mình; trở lại; vết thương ngày ấy,...
- Nhân vật và cách kể chuyện: chọn ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3.
- Các nhân vật khác.
- Cách mở đầu và cách
kết thúc.
- Quá trình nhận thức,
ăn năn hối lỗi, và tỉnh ngộ, làm lại cuộc đời,...
- Dàn ý 3 phần: ví dụ:
+ Mở bài: giới thiệu
nhân vật chính.
+ Thân bài:
-> Diễn biến, kết
quả, nguyên nhân sai lầm.
-> Tâm trạng nhân
vật.
-> Quá trình ăn
năn, hối cải, vươn lên làm lại cuộc đời,...
+ Phần kết bài: trở về
thời điểm hiện tại cuộc sống của nhân vật chính.
|
*GV củng cố, dặn dò:
- Củng cố: Cách lập
dàn ý bài văn tự sự.
- Dặn dò:
+ Hoàn thiện bài tập +
học bài cũ.
|
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment