TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
Monday, January 23, 2017
TÓM TẮT VĂN
BẢN THUYẾT MINH
I.Mục tiêu bài học.
Giúp HS:

-Tóm tắt được một văn bản thuyết
minh có nội dung đơn giản, làm cơ sở để
viết được các bài văn thuyết minh
-Nâng cao ý thức coi trọng văn
thuyết minh- một loại
văn bản rất thông dụng trong cuộc sống- tạo thêm niềm
thích thú đọc và viết văn thuyết minh
trong nhà trường cũng như theo yêu cầu của cuộc sống
II. Chuẩn
bị bài học
1 .Giáo
viên
- Phương pháp dạy học: Quy nạp, gợi dẫn, TĐTL,
thực hành luyện tập, tích hợp
- Phương tiện :SGK, SGV, GA, các tài liệu tham
khảo, đồ dùng dạy học
III. Tiến
trình dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Mục đích của văn thuyết minh là gì?
(TL: Thuyết
Minh là kiểu văn bản nhằm mục đích giới thiệu cho người đọc biết rõ về một đối
tượng nào đấy )
3. Bài mới
* Lời vào bài:
Ngày nay khi các mối giao lưu
trong xã hội ngày càng phát triển , con người càng muốn mở rộng sự hiểu biết
của mình về cuộc sống không chỉ ở xung quanh minhfmaf còn muốn đến mọi nơi trên
đất nước và trên thế giới, thì văn thuyết minh càng đóng một vaitrò quan trọng.
Nhưng trong thực tế , do điều kiện và thời gia đôi khi chúng ta không thể đọc
nguyên văn một văn bản thuyết minh mà cần phải biết cách tóm tăt một cách ngắn
gọn nhưng đủ ý . Để hiểu rõ hơn, hôm nay....
Hoạt
động của GV và HS
|
TG
|
Nội dung cần đạt
|
Hoạt động 1: Hd HS
tìm hiểu mục đích, y/c của việc tt vbtm
|
I. Mục đích yêu cầu tóm tắt của văn thuyết minh
|
|
1. Ngữ liệu: Phần ghi nhớ bài Nguyến Trãi sgk/13
|
||
H. Đây là một
văn bản thuyết minh, hay bản tóm tắt?
|
* Nhận xét: Đây là đoạn văn tóm tắt một văn bản thuyết
minh
|
|
H. Vì
sao em biết được điều đó?
HS : TĐTL & TL
|
- Đối chiếu với văn bản gốc
( thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của NT ta nhận thấy
|
|
- Bản tóm tắt đã lược đi một
số nội dung
|
||
+ Về tiểu sử: Lược đi phần
năm sinh, năm mất quê quán và quá trình tham gia khởi nghĩa Lam sơn, những
năm xây dựng chính quyền nhà Lê và cái chết oan khiên của NT
|
||
+ Về sự nghiệp của NT: đã
lược đi số liệu tên các tác phẩm những chi tiết về nội dung nghệ thuật trong
thơ văn NT
|
||
H. vậy bản tóm tắt đã nêu
lên vấn đề gì?
HS : TĐTL & TL
H. E có nhận xét gì về
những vấn đề nêu trong bản tóm tắt ?
HS: Nhận xét
|
-> Bản tóm tắt đã khái quát về cuộc đời nhân cách và công lao của
NT đối với văn hóa, văn học dân tộc
- Tóm tắt được những nội dung chính một cách cô đọng ngắn gọn
|
|
H. Qua ví dụ
hãy phát biểu mục đích và yêu cầu tóm tắt VBTM ?
HS: Phát biểu
|
- Mục đích: Giúp người đọc, người nghe tiết kiệm thời gian, dễ hiểu dễ nhớ
những đặc điểm cơ bản
|
|
- Yêu cầu:
Văn bản tóm tắt cần ngắn gọn rành mạch, bám sát nội dung của văn bản gốc
|
||
H. Nhắc lại
mục đích và yêu câu tóm tắt văn bản tự sự ?
|
||
H. so sánh với
văn bản thuyết minh em có nhận xét gì?
HS : TĐTL & TL
|
* Nhận xét:
- Về mục đích: không có sự
khác biệt lớn , đều hướng tới những nội dung cơ bản của văn bản để ghi nhớ
hoặc truyền đạt lại cho người khác
-> Mục đích của văn bản thuyết minh có phần hẹp hơn. Bởi văn tự sự
có hai mục đích; Tóm tắt theo cốt truyện và tóm tắt theo nhân vật chính
- Về yêu cầu: không có sự khác biệt
|
|
CH. Vậy
làm thế nào để tóm tắt được một văn bản thuyết minh đáp ứng được yêu cầu trên
|
||
Hoạt động 2: Hd HS tìm hiểu cách tóm tắt
|
II. Cách tóm tắt văn bản thuyết minh
|
|
GV; Gọi hs
đọc
|
1. Ngữ liệu: sgk/69
|
|
H. Văn bản
thuyết minh về đối tượng nào?
HS : TĐTL & TL
|
2. Nhận xét:
- Thuyết minh về một ngôi nhà sàn-một công trình xây dựng gần gũi
thân thương của bộ phận khá lớn người dân miền núi nước ta và một số dân tộc
khác ở ĐNA
|
|
H. Qua đó xác định đại ý
của văn bản?
HS : TĐTL & TL
|
+ Đại ý: Bài văn thuyết minh về kiến trúc, nguồn gốc và những tiện
ích của ngôi nhà sàn
|
|
H. Có thể chia
văn bản trên thành mấy đoạn ? xác định
ý chính?
HS: Xác định
|
+ Bố cục:
Mở bài: ( Nhà sàn... cộng đồng) Giới thiệu khái quát về
nhà sàn và mục đích sử dụng của nó
Thân bài: ( toàn bộ nhà sàn....là nhà sàn). Giới thiệu cụ
thể về các mặt khác nhau của nhà sàn:
~ Nguyên vật liệu
~ Cấu trúc từng bộ phận
~ Nguồn gốc sự hình thành
~ Sự tiện lợi
|
|
Kết
bài: Còn lại:
- Đánh giá ngợi ca vẻ đẹp và ý
nghĩa sử dụng và ý nghĩa văn hóa du lịch của nhà sàn
|
||
H. Dựa vào bố cục trên.
viết một văn bản tóm tắt dài khoảng 10 câu?
HS: viết
|
||
GV:
-nhận xét bổ sung;
Đọc văn bản tóm tắt trong sgv-75
Hs; tham khảo
|
||
H. Vậy để tóm
tắt văn bản thuyết minh ta có thể thực hiện theo quy trình ntn?
HS : TĐTL & TL
H.
Đọc kĩ văn bản gốc để làm gì?
HS : TĐTL & TL
|
* Kết luận:
Tóm tắt văn bản thuyết minh gồm 4
bước:
+ Xác định mục đích yêu cầu tóm tắt
+ Đọc kĩ toàn văn, tìm bố cục, gạch dưới những câu những đoạn quan
trọng cần tóm tắt, lướt qua những đoạn những câu không quan trọng cần lượt
bớt
+ Viết văn bản tóm tắt :bằng cách diến đạt các nội dung tóm tắt thành
câu , đoạn và bài đáp ứng yêu cầu của
văn bản
Lưu ý: Khi viết có những câu viết nguyên văn theo văn bản
gốc, có những đoạn, những câu cần diễn
đạt tóm tắt nội dung bằng lời văn của mình
+ Đối chiếu với văn bản gốc để kiểm tra lại
|
|
H. Đối chiếu với văn bản
gốc để làm gì ?
HS : TLCH
|
( xem có chuẩn xác không, đã ngắn gọn và mạch lạc chưa?)
|
|
GV: Gọi h
s đọc ghi nhớ
HS: đọc ghi nhớ/sgk
|
* Ghi nhớ: sgk/70
|
|
Hoạt động 3: Hd Hs làm BTLT
|
III. Luyện tập:
1. Bài 1:
|
|
H. Xác định
đối tượng thuyết minh của văn bản?
HS: Xác định
|
- Đối tượng thuyết minh: Tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Nhật Bản
Ma-su-ô Ba sô và những đặc điểm của thơ Hai cư
|
|
H. Tìm bố cục
của văn bản
HS : xác định bố cục
|
- Bố cục: Chia làm hai đoạn
Đoạn 1: ( Ma-su-ô Ba sô...1902)
tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ba sô
Đoạn 2: Còn lại. Thuyết minh về
đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai cư
|
|
H. Căn cứ vào đó hãy viết
đoạn tóm tắt .
HS: viết
trong khoảng tg 10 phút
|
||
GV: Nhận xét- bổ sung- đọc
đoạn văn mẫu
H. Gọi hs đọc vb “Đền Ngọc Sơn”
|
2. Bài 2: Đền ngọc sơn
So sánh với văn bản thuyết minh
về ngôi nhà sàn, văn bản này có gì khác về đối tượng và cách thuyết minh
|
|
GV: Tương tự hướng dân học sinh
HS: Viết vb tt dưới sự hd
của GV
GV
-> Bổ sung- nhận xét- đọc mẫu
|
IV. Củng cố
-
Cách tóm tắt VBTM
V. Dặn dò:
- Học bài + Hoàn thiện
nốt các bài tập còn lại
- Soạn bài: Hồi trống cổ thành - BÀI VIẾT SỐ 6
Bài liên quan
- Chiến Thắng Mtao Mxây
- CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
- THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
- PHÚ NHÀ NHO VUI CẢNH NGHÈO
- PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG
- LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
- BÀI VIẾT SỐ 6
- LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
- HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
Comments[ 0 ]
Post a Comment