Truyện An Dương Vương Và Mị Châu - Trọng Thủy
Wednesday, January 4, 2017
(Truyền thuyết)
Giúp HS:
- Phân tích
một truyền thuyết cụ thể, nắm được các đặc trưng của truyền thuyết: kết hợp
nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng; phản ánh quan điểm đánh
giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật
lịch sử.
- Nắm được
giá trị và ý nghĩa của truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy. Từ bi
kịch mất nước của cha con ADV và bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy,
nhân dân muốn
rút ra và trao truyền cho thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước, nhất là trong bối cảnh nước nhà hiện tại.
rút ra và trao truyền cho thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước, nhất là trong bối cảnh nước nhà hiện tại.
- Rèn luyện
kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu
nghệ thuật trong truyền thuyết.
B. Phương tiện
- Sgk, sgv,
giáo án.
- Tranh ảnh
về thành Cổ Loa, lễ hội dân gian.
C. Phương pháp
- GV sử dụng
kết hợp các phương pháp diễn giảng, gợi dẫn bằng câu hỏi, trao đổi thảo luận
nhóm; tích hợp với Ngữ văn THCS, và kiến thức lịch sử.
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ
chức lớp
2. Kiểm tra
bài cũ
3. Dạy học
bài mới:
Hoạt động của GV
|
Hoạt động của HS
|
Nội dung cần đạt
|
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung
về truyền thuyết và truyền thuyết ADV và MC- TT.
- Yêu cầu HS đọc tiểu
dẫn và trả lời CH:
(?) Nhắc lại kn, đặc
điểm của truyền thuyết? Trình bày ngắn gọn xuất xứ, nội dung, chủ đề của
truyện ADV và MC - TT?
|
- HS đọc tiểu dẫn, dữa
vào tiểu dẫn trả lời
|
I. Tìm hiểu chung
1. Về thể loại truyền
thuyết
- Truyền thuyết là một
loại truyện dân gian kể về các sự kiện lịch sử qua đó nhân dân thể hiện nhận
thức, quan điểm tình cảm của mình
- Đặc điểm:
+ Có sự hòa quyện giữa
yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng thần kì.
+ Không chú trọng đến
tính chính xác khách quan của lịch sử, xây dựng những hình tượng nghệ thuật
độc đáo.
+ Lưu truyền trong đời
sống văn hóa - lịch sử, trong tâm thức ng Việt.
-> Chỉ có thể hiểu
đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyeteskhi xem xét tác
phẩm trong mqh a/hưởng qua lại với môi trường lịch sử văn hóa mà nó sinh
thành, lưu truyền và biến đổi.
|
2. Về truyền thuyết
“Truyện ADV và MC - TT”
a. Xuất xứ
- VB được trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “Lĩnh Nam chích quái” - một bộ sưu tập
truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỉ XV (do Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tập và
biên soạn, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San dịch từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ).
|
||
- GV giới thiệu về lễ
hội thành Cổ Loa ở Đông Anh ( HN) tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm.
-> Chiếu cho HS xem
tranh ảnh về thành Cổ Loa và lễ hội thành Cổ Loa.
|
b. Nội dung
- Cốt lõi lịch sử: sự
ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc - đứng đầu là vua ADV (liên quan đến
những chứng tích lịch sử ở Đông Anh)
- Yếu tố thần kì: sứ
Thanh Giang, Rùa Vàng, Nỏ thần, sự hóa thân của MC -> nhằm góp phần giải
thích nguyên nhân mất nước theo quan điểm va tình cảm của nhân dân ta.
|
|
- HS nêu bố cục của
truyện.
|
c. Bố cục
Có thể chia làm 4 phần:
- ADV xây thành chế
nỏ, chiến thắng Triệu Đà.
- Trọng Thủy lấy cắp nỏ thần.
- Triệu Đà khởi binh
xâm lược -> cha con ADV chết.
- Trọng Thủy tự vẫn -
hình ảnh giếng nước - ngọc trai.
|
|
- GV hướng dẫn HS đọc hiểu
văn
bản:
(?) Dựa vào bố cục đã
xác định, hãy tóm tắt cốt truyện.
- GV giảng: cốt
truyện được kết cấu theo trình tự sảy ra sự việc - một kiểu kết cấu phổ biến
của cốt truyện dân gian, đặc biệt phù hợp với thể loại truyền thuyết: truyện
kể về cuộc đời ADV từ lúc lên ngôi đến khi mất nước qua các giai đoạn quan
trọng.
-> Tái hiện một
giai đoạn lịch sử đầy biến động của nhà nước Âu Lạc.
=> tập trung p.tích
nhân vật ADV, MC, TT.
|
- HS tóm tắt cốt
truyện dữa vào bố cục và việc chuẩn bị bài ở nhà.
|
II.
Đọc hiểu văn bản
*
Tóm tắt cốt truyện.
|
- GV nêu CH:
(?) Dựa theo cốt
truyện hãy tìm những chi tiết có liên quan đến nhân vật lịch sử ADV?
(xây thành, chế nỏ,
chiến thắng Triệu Đà; bị cha con Triệu Đà đánh bại -> mất nước -> tự
sát)
- GV y/cầu HS đọc lại đoạn 1 và trả lời CH:
(?) Nhà nước Âu Lạc -
ADV đã làm những việc gì để xây dựng và bảo vệ tổ quốc?
(?) Vì sao nhà vua lại
có thể làm được những việc lớn lao đó?
(?) Do đâu mà ADV được
thần linh giúp đỡ? Kể về sự giúp đữ thần kì đó nhân dân muốn thể hiện, đánh
giá ntn về nhà vua?
|
- HS chỉ ra các sự
kiện lớn trong cuộc đời ADV.
- HS đọc lại đoạn 1,
trả lời
|
1.
Nhân vật An Dương Vương
a.
An Dương Vương và sự nghiệp dựng nước
- Trong những năm đầu
của triều đại Âu Lạc, vua Thục Phán ADV đã làm được một số việc trọng đại để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc : xây thành, chế nỏ - vũ khí lợi hại, đánh thắng
Triệu Đà xâm lược.
- Nguyên nhân thành
công:
+ Biết lo lắng cho đât
nước: kiên trì lo xây đắp thành, chuẩn bị vũ khí để phòng giặc ngoại xâm.
+ Được thần linh giúp
đỡ (Rùa Vàng).
-> Đây là cách để
nhân dân ca ngợi ADV, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng
giặc ngoại xâm của dân tộc.
=> ADV xứng đáng là
nhà vua a/hùng, là thủ lĩnh bộ lạc anh minh sáng suốt, cảnh giác và trách
nhiệm, được nhân dân và thần linh ủng hộ, giúp đỡ và tôn vinh nên đã thành
công lớn
|
- GV hướng dẫn HS p.tích nguyên
nhân thất bại của ADV -> rút ra bài học giữ nước.
|
- HS trao đổi thảo
luận, trả lời
|
b.
ADV và bài học mất nước
- ADV nhanh chóng thất
bại khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược lần thứ 2 là bởi vì nhà vua mất cảnh
giác:
+ Mơ hồ về bản chất
ngoan cố của kẻ thù xâm lược.
-> nhận lời cầu
hòa.
-> nhận lời cầu hôn
của cha con Triệu Đà, lại còn đồng ý cho TT ở rể -> mở đường cho con trai
kẻ thù lọt vào hàng ngũ của mình làm nội gián.
-> Ỷ lại vào vũ
khí, tự mãn, coi thường kẻ thù.
=> An Dương Vương
không còn là vị vua anh minh thơur nào mà trở nên là một ng chủ quan, tự mãn,
mất cảnh giác, không nhận rõ bản chất of kẻ thù nên tự mình chuốc lấy thất
bại. -> giết con gái -> tự sát - sự thức tỉnh muộn màng.
|
- GV nêu câu hỏi:
(?) Sáng tạo những chi
tiết về Rùa Vàng... nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm gì đối với nhân
vật lịch sử ADV và việc mất nước Âu Lạc?
|
- HS trao đổi thảo
luận, trả lời
|
- Những chi tiết hư
cấu: Rùa Vàng, Mị Châu, nhà vua tự tay chém chết con gái... được sáng tạo đê
nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của vị vua a/hùng,
sự phê phán thái độ mất cảnh giác của MC, và giải thích lí do mất nước nhằm
xoa dịu nỗi đau mất nước.
|
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu n.vật
MC:
-> yêu cầu HS đọc
lại văn bản đoạn từ “ko bao lâu Đà cầu
hôn -> như vậy có thể cứu được nhau.” và trả lời CH:
(?) Em có nx gì về
nhân vật Mị Châu?
- GV nêu CH 2 trong sgk:
-> yêu cầu HS dựa
vào văn bản, thảo luận CH 2 trong sgk.
|
- HS đọc nhẩm lại đoạn
“ko bao lâu Đà cầu hôn -> như vậy có thể cứu được nhau”.
-> trao đổi, thảo
luận, trả lời
|
2.
Nhân vật Mị Châu
- Mị Châu lấy TT - con
trai of kẻ thù của cha và of dân tộc.
- Mất cảnh giác, nghe
theo lời TT -> cho chồng xem trộm nỏ thần -> lẫy nỏ bị đánh tráo mà ko
biết.
- Đánh dấu đường bằng
lông ngỗng cho TT (kẻ thù) đuổi theo. -> chỉ nghĩ đến hp cá nhân. -> bị
kết tội là giặc -> bị vua cha tuốt gươm chém đầu (lĩnh án tử hình) là đích
đáng.
|
- GV giảng mở rộng về:
+ thời điểm tp được
ghi chép lại
+ yếu tố tưởng tượng
thần kì khi kể lại cái chết và sự hóa thân của MC -. Thể hiện thái độ của tác
giả DG phê phán nhưng vẫn cảm thông với tình cảnh of nàng.
=> khẳng định ng VN
ko ai chịu bán nước, cùng lắm họ chỉ có thể bị mắc lừa kẻ địch -> xoa dịu
nỗi đau mất nước.
=> truyền thống cư
xử thấu tình đạt lí của nhân dân ta.
|
- Nguyên nhân dẫn đến
bi kịch về hp và số phận của MC chính là sự ngây thơ, cả tin đến khờ khạo của
nàng. Hành động cho TT xem trộm nỏ thần là 1 hành vi đáng phê phán và trừng
phạt. Tuy nhiên dân gian cũng thấu hiểu nàng mắc tội là ko do chủ ý cho nên
đã “khuôn xếp” cho máu nàng biến thành ngọc trai đúng như lời nguyền của
nàng. Từ đó khẳng định bản chất yêu nước của ng VN.
|
|
- GV nêu CH 3 trong
sgk:
- GV đọc cho HS nghe bài thơ “Tâm sự” of Tố Hữu:
“Tôi kể bạn nghe
chuyện Mị Châu/ Trái tim lầm lỡ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc/ Nên
để cơ đồ đắm bể sâu”
|
- HS thảo luận, suy
nghĩ trả lời
|
- Về sự hóa thân của
MC: máu thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch.
-> hình thức hóa
thân độc đáo thể hiện:
+ Sự bao dung, niềm
cảm thông với MC khi vô tình phạm tội.
|
* Tiểu kết: Nàng
MC ngây thơ, cả tin cũng là ng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để
nước Âu Lạc rơi vào tay giặc. Bài học giữ nước ko chỉ được rút ra từ ng đứng
đầu nhà nước mà còn ở mỗi cá nhân, mỗi công dân đối với đất nước
|
||
- GV nêu CH:
(?) Hãy nêu nhận xét
của em về nhân vật Trọng Thủy
- GV gợi ý.
|
- HS thảo luận, đưa ra
ý kiến nhận xét về nv TT.
|
3.
Nhân vật Trọng Thủy
- Nhân vật truyền
thuyết phức tạp:
+ Một mặt là kẻ thù
của nhân dân Âu Lạc: theo lệnh vua cha sang làm rể Âu Lạc với vai trò của một
tên gián điệp; thực hiện bằng được nhiệm vụ - dụ dỗ MC - vợ cho xem trộm nỏ
thần...
+ Mặt khác, y cũng là
nạn nhân của những toan tính, mưu đồ của vua cha:
-> Lời dặn dò khi
chia tay với Mị Châu.
-> Ôm xác vợ khóc
lóc tự vẫn.
=> Sự bế tắc, ân
hận muộn màng của TT. Cái chết của TT đã phản ánh bi kịch của chiến tranh phi
nghĩa:
-> Triệu Đà chiến
thắng trên chiến trường >< mất con trai.
-> TT hoàn thành
nhiệm vụ >< mất vợ, trở thành kẻ lừa dối đê hèn, bị nhân dân Âu Lạc đời
đời nguyền rủa.
|
- GV yêu cầu HS thảo
luận câu hỏi 4 trong sgk.
|
- HS thảo luận, phát
biểu.
|
* Hình ảnh cuối
truyện: “giếng nước - ngọc trai” là h/ảnh tượng trưng cho sự minh oan, chiêu
tuyết, bao dung của nhân dân đối với Mị Châu, chứng thực tấm lòng trong sáng
của nàng.
- Chi tiết giếng nước
có hồn của TT hòa cùng nỗi hối hận vô hạn là chứng nhận cho mong muốn hòa
giải tội lỗi của y.
- Chi tiết ngọc trai
kia đem rửa với này lại càng sáng đẹp, nói lên rằng TT đã tìm được sự hóa
giải trong t/cảm của MC ở thế giới bên kia.
-> Hình tượng độc đáo,
hoàn mĩ -> cách ứng xử thấu lí đạt tình của nhân dân ta.
|
- GV yêu cầu HS thảo
luận câu hỏi 5 trong sgk.
- Yêu cầu HS đọc phần
ghi nhớ/sgk/43.
|
- Thảo luận, trả lời.
- HS đọc to phần ghi
nhớ /sgk.
|
III. tổng kết
- Cốt lõi lịch sử:
Nước Âu Lạc thời ADV đã được dựng lên có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh
để chiến thắng quân xâm lược Triệu Đà nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù.
- Yếu tố tưởng tượng
kì ảo:
+ Nhân vật Rùa vàng...
-> thần thánh hóa chiến công xây thành, chế nỏ của dân tộc ta.
+ Ty Mị Châu - TT +
Rùa vàng kết án, đón ADV... cái chết của MC - TT, chi tiết ngọc trai - giếng
nước,...
-> xoa dịu nỗi đau
mất nước, khẳng định lòng yêu nước, tinh thần đề cao chính nghĩa của dân tộc,
sự bất tử của ADV - người a/hùng dân tộc.
-> Hạ thấp kẻ thù.
=> qua đó thấy được
đặc trưng của thể loại truyền thuyết.
* Ghi nhớ/sgk/43.
|
* GV củng cố, dặn dò:
- Củng cố: Ghi
nhớ/sgk.
- Dặn dò:
+ Về nhà học bài, làm
bài tập luyện tập/sgk/43.
+ Chuẩn bị bài “Lập dàn ý bài văn tự sự”.
|
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment