CẢNH NGÀY HÈ
Saturday, December 17, 2016
CẢNH NGÀY HÈ
(Bảo kính cảnh giới- số 43) - Nguyễn
Trãi
A.Mục tiêu bài học.
- Cảm nhận được vẻ đẹp
của bức tranh thiên nhiên ngày hè và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi.
- Nhận thức được đặc điểm
thơ Nôm Nguyễn Trãi.
B. Trọng
tâm kiến thức - kĩ năng
- Vẻ đẹp của bức tranh
thiên nhiên ngàyhè
được gợi tả một cách sinh động.
được gợi tả một cách sinh động.
- Vẻ dẹp tâm hồn nguyễn
Trãi: nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc
sống đời thường của nhân dân, luôn hướng về nhân dân với mong muốn “Dân giàu đủ
khắp đòi phương”.
- Nghệ thuật thơ Nôm độc
đáo, những từ láy sinh động và câu thơ lục ngôn tự nhiên.
2. Về kĩ năng:
- Đọc hiểu một bài thơ
Nôm Đường luật theo đặc trưng loạithể.
C. Phương
tiện dạy học
- SGK, SGV, Giáo án +
TLTK khác.
D. Phương
pháp dạy học
- Đọc sáng tạo, gợi tìm,
phát vấn,TĐTL trả lời CH, giảng bình + tích hợp KT (c/đ Nguyễn Trãi, bài KQVHVN
).
E. Tiến
trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
(?) Đọc thuộc lòng bài thơ bản phiên âm và dịch thơ.
(?) Phân tích hào khí Đông A
3. Bài mới
* Lời vào bài:
Trên
báo Văn nghệ tháng 8-1857, nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu viết" Cảnh vật của
NT là cảnh vật đầy tư tưởng, từ tư tưởng mà ra. NT thở bằng phong cảnh, tỏ tình
bằng phong cảnh..Nhà thơ và cảnh vật tự nguyện hòa quyện với nhau. Cảnh ngày hè
chính là bài thơ minh chứng cho nhận định ấy
Hoạt động của GV và HS
|
TG
|
Nội dung cần đạt
|
Hoạt động
1: Hd HS tìm hiểu chung về tập thơ “QÂÂTT”, VB thơ “Cảnh ngày hè”.
|
I. Tìm hiểu chung
|
|
GV gọi hS đọc TD/sgk và trả lời CH.
|
1. Giới thiệu về "
Quốc âm thi tập"
|
|
(?) Phần tiểu
dẫn trình bầy nd gì?
|
- Gồm 254 bài là tập thơ đặt nền móng cho thơ TV
|
|
(?) E hãy trình
bày cụ thể ~ nét khái quát ấy?
HS: đọc phần tiểu
dẫn, TL.
|
+ Nội dung: phản ánh vẻ đẹp con người NT
|
|
GV: Giới thiệu bức chân dung Nguyễn Trãi
|
+ Nghệ thuật: sáng tạo trong thể thơ Nôm, Đường luật
|
|
2. Văn bản
|
||
HS : đọc
(?) Nêu vị trí của bài Cảnh ngày hè trong tập thơ ?
|
a. Vị
trí
- Mục Bảo kính cảnh giới, phần vô đề gồm 61 bài.
- “Cảnh ngày hè” là bài số-43
|
|
GV: giải nghĩa từ khó
|
b. giải nghĩa từ khó
|
|
(?) Cảm hứng chủ đạo của
bài thơ là gì?
Xác định bố cuc bài
thơ?
HS: suy nghĩ.
|
c. bố
cục : 2phần
+ 6 câu đầu
+ 2câu sau
|
|
Hoạt động 2: Hd HS đọc hiểu VB.
|
II. Đọc - hiểu chi tiết
|
|
GV: Y/c HS đọc lại 6 câu thơ đầu.
(?) Câu
1 cho em biết được gì về cuộc sống của
NT?
( Gợi:
NT là người của công việc suốt đời mang nỗi ưu tư vì dân vì nước. dc. Vậy tại
sao ông lại có cuộc sông nhàn rỗi như vậy?
Em có nhận xét gì về nhịp thơ?)
HS : phát hiện.
- Đây là tâm trạng của NT trong ~ năm phải về nghỉ ở
Côn Sơn
(?) Vậy trong
tâm trạng đó nhà thơ có cảm nhận như thế nào về cảnh sắc thiên nhiên?
|
1. 6 câu thơ đầu
a.C
âu 1:
« Rồi
hóng mát thủa ngày trường »
- cuộc sống: nhàn rỗi
- Ngắt nhịp : 1/2/3, đặt chữ "rồi"
đứng một mình trong câu thơ 6 chữ-
->Cảnh sống của ông : ông rỗi. Tâm trạng của ông
có gì như mỉm cười yên mà không yên
b.
các câu còn lại: Vẻ đẹp
ngày hè
|
|
(?) Vẻ đẹp ngày
hè được gợi lên từ ~ từ ngữ hình ảnh nào?
HS : phát
hiện.
|
+ Từ ngữ: Đùn đùn,giương, phun
|
|
(?) Em có nhận
xét gì về ~ từ ngữ ấy?
HS: Nxet, Pb
GV
bình:
- Với việc sd các động từ cho ta thấy cảnh vật đang
ở trong tư thế chuyển động tiếp diễn; một sức sống k kìm nén được phải trồi
ra (đùn đùn), bật lên( giương) trào ra hết lớp này đến lớp khác( phun)
|
-> Các động từ giàu sức gợi hình.
|
|
(?) Việc sử
dụng các động từ giàu sức gợi ấy có tác dụng gì?
|
=> Thể hiện sức sống mãnh liệt của cảnh vật
|
|
(?) Tìm trong
TK câu thơ miêu tả hoa lựu Cách miêu tả có gì khác nhau?
(- Cả hai
đều miêu tả rất tinh tế. Với từ lập
lòe ND thiên về tả hình sắc , với từ phun
NT thiên về tả sức sống.)
|
||
(?) Bên cạnh
việc sử dụng các từ đầy sức gợi nhà thơ còn sd ~ hình ảnh nào?
HS: tìm, phát
hiện
|
+ Hình
ảnh: Hoa thạch lựu, tán hòe
xanh, hương sen thơm ngát
|
|
(?) E có nhận
xét gì về ~ hả này?
(?) Nhà thơ còn hướng cảm nhận của mình tới âm thanh
gì?E có nhận xét gì về âm thanh ấy?
- HS: TĐTL & TL CH.
|
-> hình ảnh đặc trưng của mùa hè
+Âm
thanh: Tiếng " lao xao của
chợ cá"-> âm thanh cuộc sống
|
|
(?) cảm nhận
của em về bức tranh thiên nhiên đó?
HS: suy nghĩ, TL
GV Phân
tích: màu lục của hoa hòe làm
nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, ánh mặt trời buổi chiều như rắc vàng lên ~
tán lá hòe. Tiếng ve inh ỏi- âm thanh đặc trưng của mùa hè, hòa cùng với
tiếng "lao xao chợ cá" - âm thanh của cuộc sống
|
->Có sự kết hợp hài hòa gữa đường nét, màu sắc,
âm thanh, con người và tạo vật
=> Một bức tranhTN sống động và thanh bình
|
|
(?) E có nhận
xét gì về cách ngắt nhịp của hai câu thơ 3,4?
HS: TĐTL., TL
(Thơ Đường ngắt nhịp 4/3)
|
Ngắt
nhịp3/4
-> sự sáng tạo: nhấn mạnh đến cảnh vật, gây sự
chú ý đến người đọc
|
|
(?) Câu thơ
" Dắng dỏi cầm ve lầu tich dương" cho em biết gì về thời gian trong
ngày?
HS: TĐTL., TL
|
- Thời gian: cảnh vật đang ở lúc cuối ngày nhưng trong con mắt
nhà thơ thì sự sống không dừng lại
|
|
(?) Qua đó em
hiểu gì về tâm hồn nhà thơ?
HS: TĐTL., TL
.
|
- Tâm hồn:
yêu thiên nhiên có sự giao cảm mạnh mẽ với TN
|
|
(?) Nhà thơ đã
đón nhận cảnh vật bằng ~ giác quan nào?
HS: TĐTL., TL
|
-> Đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: Thị
giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng tinh tế
|
|
(?) Việc huy
động nhiều giác quan đẻ cảm nhận cảnh vật đã mang lại hiệu quả ntn?
GV: mở rộng so sánh với thơ của các tg #
|
-> Cảnh vật ở đây hiện lên thật sinh động có hồnvà sâu lắng, tinh tế
|
|
(?) Qua phân
tích em có nx gì về bút pháp nghệ thuật của NT?
( so với các
nhà thơ xưa- Thi nhân xưa đến với tn
bằng bút pháp vịnh, ở đây NT thiên về tả).
(?) Qua sáu câu
thơ vừa phân tích, em hiểu gì về tâm hồn nhà thơ?
HS: Suy nghĩ TL.
|
- Bút pháp tả
|
|
Chuyển.Có
phảibài thơ chỉ đơn thuần miêu tả bức tranh tn mùa hè hay không
|
||
2. hai câu cuối
|
||
(?) Từ việc cảm
nhận bức tranh tn, hai câu cuối có nội dung gì?
HSTL
|
||
NT yêu thiên nhiên, nhưng trên hết vẫn là tấm lòng
ưu ái của ông tha thiết với con người, với dân, với nước
|
- Tấm lòng ưu
ái với dân với nước của nhà thơ
|
|
(?) Tấm lòng ưu
ái đó được thể hiện như thế nào?
HS: TĐTL, TL.
GVgiảng;
Bài thơ có sự vận động từ cảnh đẹp tn đến cuộc sống
con người lao độngvà đến khát vọng của nhà thơ
|
- Thể hiện qua khát vọng của nhà thơ; ước có được
chiếc đàn của Vua Thuấn để gẩy lên khúc Nam phong ca ngợi cảnh:
Dân giàu đủ khắp đòi phương
|
|
(?) E có nhận
xét gì về số câu trong câu thơ kết? Việc sd các câu 6 chữ có tác dụng gì?
HS: TL
|
Câu kết có 6 chữ thể hiện sự dồn nén cảm xúc của cả
bài là điểm kết tụ hồn thơ NT
|
|
(?) Vậy
điểm kết tụ hồn thơ NT là ở chỗ nào?
HS: TĐTL, TL.
|
- Điểm kết tụ hồn thơ NT không phải ở thiên nhiên
tạo vật, mà chính là ở con người, ở người dân..NT mong cho dân được ấm no
hạnh phúc:dân giàu đủ.Nhưng đó phải là hạnh phúc cho tất cả mọi người,
mọi nơi: Khắp đòi phương
|
|
(?) Qua đó hãy
cho biết mqh giữa câu đầu và câu cuối?
|
-> Câu đầu và câu cuối của bài thơ có sự liên
ứng. Sự rỗi rãi ban đầu để"hóng mat" suốt " ngày
trường" chỉ là cách nói thi vị, chứ thực chất NT không rảnh rỗi.Bằng
chứng là ngay trong lúc ngắm cảnhTN tươi đẹp, NT vẫn đau đáu một tấm lòng vì
dân, vì nước, mong cho dân được no đủ, yên ấm hạnh phúc
|
|
=> Hai câu kết diễn tả khát vọng và mong mỏi của
NT về cuộc sống thanh bình của nd
|
||
(?) E có suy
nghĩ gì về lí tưởng ấy?
HS: TĐTL, TL.
|
Lấy chuyện xưa để nói hiện tại-> tấm lòng yêu
nước thương dân tha thiết trọn đời
|
|
Hoạt động 3: Hd HS tổng kết bài học
|
III. Tổng kết.
|
|
(?) Qua bài thơ
thấy được gì về tâm hồn NT?
HS: TĐTL, TL.
|
1.Nội dung
Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người và
luôn vươn tới khát vọng hòa bình hạnh phúc cho nhân dân. Ông coi đấy là gương
báu răn mình
|
|
(?) Một trong
những sáng tạo của NT khi sử dụng thể thơ thất ngôn trong bài thơ này là gi?
HS: TĐTL, TL.
Gv gọi HS đọc
ghi nhớ/ sgk.
HS đọc ghi nhớ/119.
|
2. Nghệ thuật
Sử dụng những hình ảnh gần gũi, bình dị.Câu thơ thất
ngôn xen lục ngôn
|
F. Củng cố:
- Vẻ đẹp
tâm hồn Nguyễn Trãi.
G. Dặn dò:
- Học thuộc bài thơ: Nắm được nội dung
và nghệ thuật
- Soạn: Tóm tắt văn bản tự sự
H. Rút kinh
nghiệm :
Bài liên quan
- LỜI TIỄN DẶN
- LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
- ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
- LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- HỒI TRỐNG CỔ THÀNH
- BÀI VIẾT SỐ 6
- TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
- LUYỆN TẬP VỀ LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
- CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
- HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
- THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
- LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN BẢN THUYẾT MINH
Comments[ 0 ]
Post a Comment